Li gián Mỹ và đồng minh
Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa chỉ trong vòng hai tuần sau vụ nổ bom H hôm 3/9. Cuộc thử nghiệm bom H được coi là một động thái đã khiến cho Liên Hợp Quốc phải đưa các lệnh trừng phạt lần thứ hai đối với Triều Tiên chỉ trong vòng 2 tháng.
Đến ngày 15/9, nước này lại tiến hành phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung khác bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
So với cuộc thử ngiệm đầu tiên vào tháng 8, tên lửa lần này bay cao hơn với thời gian kéo dài lâu hơn. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), trên thực tế, về phạm vi ảnh hưởng đây là "cuộc trình diễn phóng tên lửa ấn tượng nhất" của Bình Nhưỡng. Tên lửa bay xa 3.700 km, đủ để tấn công đến căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
Triều Tiên đã từng phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo vào các năm 1998, 2009, 2012 và 2016. Nhưng hai lần phóng thử tên lửa gần đây vào ngày 29/8 và 15/9 lại là một động thái khiêu khích mới. Những tên lửa này được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân có thể nhắm đến các mục tiêu quân sự ở Đông Á và Thái Bình Dương.
Đáng chú ý, Triều Tiên dự kiến sử dụng những vũ khí này để tấn công đảo Guam khi có chiến tranh nổ ra. Cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên cũng thường xuyên chỉ trích sự hiện diện của hạm đội ném bom chiến lược Thuộc Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo.
Trong khi các cuộc tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa liên lục trong thời gian gần đây của Triều Tiên được coi là sự khiêu khích trắng trợn từ một nhà lãnh đạo nóng nảy và thất thường, nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn không chính xác, SCMP dẫn lời Ankit Panda, biên tập viên cấp cao của Diplomat bình luận.
Những động thái của ông Kim Jong-un, trong khi bị coi là khiêu khích, thì thực tế chúng đều được tính toán kỹ lưỡng và đem lại thắng lợi về những kiến thức kỹ thuật quan trọng cho ông và các nhà khoa học của mình đồng thời và nâng cao uy tín quốc phòng của Triều Tiên trong việc kìm hãm đối thủ, SCMP nhấn mạnh thêm.
Về mặt kĩ thuật, các thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa này cho phép Triều Tiên chứng minh hiệu suất của tên lửa tầm xa trên các quỹ đạo tương tự như khi đưa vào ứng dụng thực tế.
Đặc biệt vào ngày 15/9, tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 đã được thử nghiệm với tầm bắn tối đa – là tầm bắn xa nhất trên lý thuyết của hệ thống này với trọng tải hợp lý. Bằng khoảng cách bay không chướng ngại của tên lửa là 3.700 km, điều này đã cho thấy rằng Triều Tiên hoàn toàn có thể tấn công đảo Guam.
Đồng thời, ông Panda cũng chỉ ra những tính toán chiến lược đằng sau các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo này – rõ ràng Triều Tiên có ý định hướng mũi nhọn về phía Hoa Kỳ và các đồng minh.
Mặt khác tên lửa tầm xa của Triều Tiên có khả năng tấn công đất liền Mỹ, đem đến cho Washington một mệnh đề khó tương tự như thời kỳ chiến tranh Lạnh khi nước này đứng trước nguy cơ sẽ mất đi sự ủng hộ của các quốc gia Đông Á.
Bằng cách đặt Los Angeles và Chicago vào tình trạng nguy hiểm, Triều Tiên làm tăng thêm khó khăn cho Mỹ trong việc trấn an các quốc gia Đông Á về an ninh quốc phòng của các nước này.
Hơn nữa, trên các phương tiện truyền thông của Triều Tiên, nước này đã nhiều lần đưa ra yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc giảm các cuộc tập trận quân sự chung, đổi lại Bình Nhưỡng có thể sẽ hoãn hoặc chấm dứt các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Tên lửa hôm 15/9 bay xa 3.700 km, đủ để tấn công đến căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
Cảnh cáo các bên
Đối với Nhật Bản, hàm ý cũng rất rõ ràng. Những hành động thách thức của Triều Tiên đặt lãnh thổ Nhật Bản dưới sự đe doạ trực tiếp vì sự hiện diện của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Thử nghiệm tên lửa gần đây nhất cho thấy rằng, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ không khiến cho Bình Nhưỡng dừng lại.
Mỗi thử nghiệm tên lửa đều nhắc về mục tiêu bao quát trên hết của Triều Tiên khi đề cập đến chính sách an ninh quốc phòng: Triều Tiên từ lâu đã tìm cách để chấm dứt "chính sách thù địch" của Mỹ và đất nước này tin rằng khiến cho các mối quan hệ đồng minh của Mỹ trở nên căng thẳng bằng vũ khí hạt nhân, sẽ là cách giúp Triều Tiên đạt được mục tiêu này.
Trước hết, "chính sách thù địch" bao gồm sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ được triển khai ở Đông Á, nhưng gần đây đã được mở rộng gồm cả những nỗ lực thúc đẩy các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ phía Washington và những cảnh báo chiến lược của Mỹ ở Đông Bắc Á. Ví dụ cụ thể là việc sử dụng các máy bay ném bom chiến lược B-1B.
"Vậy liệu kế hoạch của Triều Tiên có hiệu quả?", ông Panda hỏi, "Câu trả lời là không, dường như điều đó sẽ không xảy ra, đặc biệt là dưới sự điều hành của chính quyền Tổng thống Donald Trump ở Washington".
Trump và các cố vấn của ông vẫn giữ nguyên lập trường, nhắc Bình Nhưỡng nhớ rằng "tất cả các giải pháp" vẫn đang được bàn bạc – trong đó giải pháp quân sự.
Sau khi Triều Tiên ra mắt các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa tầm trung trong năm nay, Mỹ, Triều Tiên có thể sẽ mất một thời gian để cân bằng lại trật tự.
Sự kiềm chề lẫn nhau của cả hai bên đã được duy trì trên bán đảo Triều Tiên trong nhiều năm từ cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, ngày nay, khi Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm các tên lửa đạn đạo còn Mỹ tiếp tục đe dọa và cảnh cáo Bình Nhưỡng, thì khả năng dẫn đến những tính toán sai lầm là rất cao.