Lưu Bị thân là hậu nhân của Hán thất, một lòng một dạ muốn phục hưng Hán thất, nếu ở trong thời bình, ông nhất định sẽ là một minh quân với tấm lòng nhân nghĩa ngút trời, nhưng ở trong thời loạn, thì Lưu Bị lại quá nhân từ, thậm chí là nhu nhược, ở thời loạn này ngược lại lại là khuyết điểm.
Còn Tào Tháo lại giống với hầu hết hoàng đế khai quốc khác, có dã tâm lớn, người như vậy, không chỉ ác với người khác mà còn ác với chính mình, vì vậy, Tào Tháo là một anh hùng danh xứng với thực, chính thời loạn đã tạo nên ông, chỉ tiếc rằng, Lưu Bị cũng được sinh ra trong thời loạn và người đời lại nhớ đến sự nhân từ của Lưu Bị nhiều hơn.
Nhân vật Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ
Lưu Bị thân là hậu duệ hoàng thất, ông gánh trên mình trọng trách phục hưng cả một triều đại, xuất thân của ông đã hình thành nên một trong những tính cách của ông, đó là sự"cố chấp".
Ông từ đầu đến cuối chỉ ôm trong mình lý tưởng "phục hưng Hán thất" mà không hề nhận ra được rằng số mệnh của nhà Hán đã đến lúc phải kết thúc, việc thay đổi triều đại chỉ là chuyện một sớm một chiều.
Thay vì nói ông ôm trên mình trọng trách với nhà Hán, thì thực ra, ông chỉ là đang mượn danh nghĩa tông thất để mình có thể danh chính ngôn thuận tranh đoạt thiên hạ.
Hơn nữa, Lưu Bị trước khi gặp được Gia Cát Lượng cũng vô cùng mơ hồ, thủ hạ dưới trướng ông chỉ có 3 người Quan Trương Triệu, ngay cả căn cứ địa cũng là được người khác cho, bản thân ông cũng không biết ngày mai của mình sẽ ra sao, đi đâu về đâu.
Tài cán của Lưu Bị không thể bằng Tào Tháo. Tào Tháo bất kể là về mảng chính trị, quân sự hay văn học đều rất xuất chúng. Về mặt văn học, tính tới nay vẫn còn rất nhiều bài thơ nổi tiếng của Tào Tháo còn được lưu hành, còn Lưu Bị thì ngược lại không có một bài thơ nào.
Về mặt quân sự, Tào Tháo giỏi dùng binh, tự mình đưa ra rất nhiều quyết sách, còn Lưu Bị lại luôn chỉ dựa vào Gia Cát Lượng. Sự nhân nghĩa của Lưu Bị có chút "diễn" ở trong đó.
Chẳng hạn, Trương Tùng tặng cho Lưu Bị bản đồ Tứ Xuyên, Lưu Bị ngay lập tức dắt ngựa cho một người vô danh tiểu tốt như Trương Tùng. Khi Triệu Vân giúp cứu A Đẩu, con trai của Lưu Bị, Lưu Bị thậm chí còn mắng con nói rằng vì con mà mình suýt mất đi một đại tướng.
Lỗ Tấn, một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc từng đánh giá những hành động của Lưu Bị rằng "những hành động này trông rất giả". Ngược lại khi Lưu Chương mời về trợ giúp cho mình, Lưu Bị cuối cùng lại cướp địa bàn của Lưu Chương khiến lưu Chương hối hận cũng không kịp.
Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh nhỏ
Tào Tháo chiếm giữ Trung Nguyên, lại có sự chống lưng của Thiên tử, trong mắt nhiều nhân sĩ thiên hạ, đó mới là triều đình và trung ương, cũng nhờ vậy mà ông có thể chiêu mộ được kha khá nhân tài. Bản thân Lưu Bị nhờ danh hoàng thất cũng chiêu mộ được cho mình không ít nhân tài.
Nói về mặt chiêu mộ nhân tài, mỗi người lại có một tiêu chuẩn riêng, tuy nhiên làm sao để nhân tài không đứt đoạn thì Tào Tháo lại làm tốt hơn hẳn Lưu Bị.
Có thể nói về mặt nhân tài, Tào Tháo có quan điểm mở hơn vì đối với ông "duy tài thị cử" (chỉ cần là nhân tài, ngay lập tức sẽ được trọng dụng", vì vậy sau khi Tào Nguy, Thục Hán, Đông Ngô hình thành nên thế chân vạc, chỉ có nhân tài của tập đoàn Tào Ngụy là không bị đứt đoạn.
Còn ở phía Lưu Bị, dưới sự dẫn dắt của Gia Cát Lượng, nhân tài nhất định phải có nhân phẩm tốt, tài đức vẹn toàn mới được trọng dụng.
Ví dụ rõ nét nhất đó là ở trận Di Lăng, khi đó Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều đã qua đời, Mã Siêu sức khỏe không tốt, Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung, Triệu Vân (phản đối trận Di Lăng), các vị tướng giỏi này đều vì những nguyên nhân khác nhau mà không tham gia được, chỉ có các tướng Ngô Ban, Phùng Tập... tham gia, ngoài Lưu Bị ra, không hề có một nhân vật lợi hại nào.
Điều này cho thấy Thục Hán thiếu thốn nhân tài trầm trọng. Đứng ở một phương diện khác để nói thì đây chính là "nhân hòa", và ở mặt này thì Tào Tháo có ưu thế hơn hẳn.