Những thay đổi đáng kinh ngạc về IQ của trẻ sau khi bị cha mẹ đánh mắng

Phan Hằng |

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra hậu quả của việc đánh đòn con mình ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ như thế nào.

Cách đây không lâu, một đoạn video gây xôn xao trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc, ghi lại cảnh một người bà đánh cháu gái tại siêu thị. Trong video, người phụ nữ này đã đá và tát cháu gái khi cô bé chỉ mới 4 tuổi, vì em muốn mua 3 cây kẹo nhưng bà không mang đủ tiền. Khi bà từ chối, cô bé đã nằm xuống đất khóc lóc, dẫn đến hành động bạo lực từ phía bà.

Những thay đổi đáng kinh ngạc về IQ của trẻ sau khi bị cha mẹ đánh mắng- Ảnh 1.

Bà đánh cháu gái ngay tại cửa hàng.

Sự việc này không chỉ khiến người xem cảm thấy lo lắng cho sức khỏe thể chất của cô bé, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về tâm lý và sự phát triển của trẻ em. Có thể thấy, đây không phải là lần đầu tiên cô bé phải chịu đựng bạo lực, và rất có thể cũng không phải là lần cuối cùng. Nỗi đau thể xác chỉ là một phần, nhưng những tổn thương tâm lý mà cô bé phải gánh chịu có thể để lại hậu quả lâu dài.

Trẻ em thường xuyên bị đánh mắng ảnh hướng lớn tới IQ

Tờ World Journal của Mỹ đã công bố một nghiên cứu kéo dài 4 năm, khảo sát 1.510 trẻ em từ 2 đến 9 tuổi. Các nhà khoa học đã so sánh những trẻ bị đánh đòn với những trẻ không bị đánh đòn và thấy rằng:

- Trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi không bị đánh đòn có chỉ số IQ cao hơn khoảng 5 điểm so với những trẻ bị đánh đòn thường xuyên.

- Trẻ lớn hơn từ 5-9 tuổi không bị đánh đòn lại có chỉ số IQ cao hơn đến 28 điểm so với những trẻ bị đánh đòn.

Những thay đổi đáng kinh ngạc về IQ của trẻ sau khi bị cha mẹ đánh mắng- Ảnh 2.

Một bức ảnh chụp não của 2 trẻ 3 tuổi đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự khác biệt trong cấu trúc não bộ. Trong bức ảnh, não bên trái của một trẻ lớn hơn đáng kể so với não bên phải, đồng thời vùng tối ít hơn. Các nhà thần kinh học cho rằng, phần thiếu hụt trong não bên phải có thể dẫn đến những hạn chế trong khả năng của trẻ, như kém thông minh, thiếu sự đồng cảm, và dễ gặp khó khăn trong học tập, sự nghiệp cũng như sức khỏe tâm thần. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này được cho là do cách mà các bà mẹ đối xử với con cái của họ.

Trong một nghiên cứu về cách nuôi dạy trẻ, 2 hình mẫu người mẹ được đem ra so sánh. Mẹ của trẻ bên trái luôn dành cho con sự yêu thương dịu dàng và phản hồi tích cực, trong khi mẹ của trẻ bên phải thường để con phải chịu đựng sự thờ ơ và thậm chí là có những trận đánh mắng.

Nhiều bậc cha mẹ khi đánh trẻ thường nhấn mạnh rằng, họ chỉ đánh vào lòng bàn tay hoặc mông, mà không đánh vào mặt và đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thời thơ ấu là giai đoạn phát triển não bộ quan trọng nhất của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ cần có sự tương tác tích cực và sự nuôi dưỡng chu đáo từ cha mẹ để phát triển một cách tốt nhất.

Một đứa trẻ thường xuyên bị đánh mắng, và ở đây, "thường xuyên" chỉ cần một lần trong tháng cũng đủ để gây tổn hại. Những hành động này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bản của trẻ mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển não bộ và hình thành tính cách. Cha mẹ không thể đánh đòn chỉ để đứa trẻ kém thông minh trở nên thông minh hơn, nhưng họ có thể dễ dàng làm cho một đứa trẻ thông minh trở nên kém cỏi.

Phương pháp giáo dục con cái khoa học là gì?

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực thay vì sử dụng hình phạt như đánh mắng đang trở thành xu hướng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia tâm lý học tội phạm ở Trung Quốc, việc tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp là chìa khóa để nuôi dạy con cái một cách hiệu quả.

Bà nhấn mạnh rằng, trẻ em thường cần có một động lực nhất định để hành động, và nếu không được đáp ứng, chúng có thể từ chối hợp tác. Điều này cho thấy rằng, thay vì sử dụng biện pháp cứng rắn, cha mẹ nên tìm kiếm những phương pháp giáo dục tích cực hơn để khuyến khích trẻ phát triển.

Những thay đổi đáng kinh ngạc về IQ của trẻ sau khi bị cha mẹ đánh mắng- Ảnh 3.

Bà đưa ra một phương pháp giáo dục trẻ em rất đơn giản nhưng hiệu quả.

- Bước đầu tiên, bà khuyên cha mẹ không nên vội vàng và tránh để trẻ phải xấu hổi ở nơi đông người hay trước mặt bạn bè. Thay vào đó, hãy tạo không gian riêng tư để trò chuyện với trẻ. Cha mẹ nên nói với trẻ: "Hôm nay con đã làm sai! Lần sau con không được như vậy".

- Bước thứ hai, bà nhấn mạnh rằng không nên đánh mắng hay lý sự với trẻ. Thay vào đó, hãy để trẻ khóc và thể hiện cảm xúc của mình. Điều này giúp trẻ nhận thức rằng, hành động của mình là sai và việc khóc lóc sẽ không thay đổi được điều đó. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn về hành vi của mình mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển cảm xúc tích cực.

- Bước thứ ba trong quá trình giáo dục trẻ em là cung cấp cho trẻ một chút an ủi, chẳng hạn như lau mặt hoặc nắm tay trẻ. Tất cả trẻ em đều nhạy cảm với phản ứng của người lớn, vì vậy nếu bạn kiên quyết, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu. Sau một lần trải nghiệm như vậy, trẻ sẽ không còn sử dụng cách khóc lóc để giải quyết vấn đề nữa. Phương pháp này hiệu quả hơn nhiều so với việc đánh mắng.

Điều quan trọng nhất trong sự trưởng thành của trẻ chính là tình yêu và sự công nhận từ cha mẹ. Dù việc đánh mắng có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng đó chỉ nên là biện pháp cuối cùng. Hãy yêu thương trẻ và đừng để trẻ cảm thấy sự yêu thương của bạn bị che lấp bởi những biểu hiện hung dữ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại