Trong suốt lịch sử loài người, chúng ta thường xuyên gặp phải những sự trùng hợp tưởng chừng như kỳ quái. Một số người coi những sự trùng hợp này là biểu hiện của số phận, trong khi những người khác tin rằng chúng chỉ là sự ngẫu nhiên thuần túy.
Tuy nhiên, một số sự trùng hợp có thể gây sốc vì chúng dường như vượt xa sự ngẫu nhiên đơn thuần. Ví dụ, có rất nhiều nhân vật tương tự nhau trong lịch sử. Họ sống ở những thời đại khác nhau, nhưng họ có những điểm tương đồng đến khó hiểu. Những sự trùng hợp này không chỉ đáng kinh ngạc mà còn khơi dậy suy nghĩ sâu sắc của chúng ta về quy luật của vũ trụ.
Triều đại Tần và Tùy: Vinh quang ngắn ngủi
Trong cuộn lịch sử dài của Trung Quốc, nhà Tần và nhà Tùy đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của các nhà sử học và giới trí thức do sự tồn tại ngắn ngủi nhưng huy hoàng của họ. Cả hai triều đại đều thoát ra khỏi làn khói chiến tranh, chấm dứt sự chia rẽ và mở ra một chương mới.
Mặc dù cả hai triều đại Tần và Tùy đều thống nhất Trung Quốc sau thời kỳ chia rẽ cũng như thực hiện nhiều cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng cả hai triều đại đều sụp đổ nhanh chóng do sự tàn bạo, tham nhũng và lãng phí của chính quyền. Giai đoạn lịch sử này không chỉ khiến người ta suy ngẫm về những thay đổi về quyền lực mà còn khiến người ta tự hỏi liệu lịch sử có tồn tại một kiểu hình thái mang tính chu kỳ nào đó hay không.
Tần Thủy Hoàng đã hoàn thành việc thống nhất sáu vương quốc bằng tài năng chính trị và quân sự phi thường của mình. Ông tập trung quyền lực, đề cao các quy chuẩn thống nhất, thiết lập bộ máy quan liêu trung ương vững mạnh, đặt nền móng cho sự thống nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, cái chết của Tần Thủy Hoàng đánh dấu sự khởi đầu cho sự suy tàn của triều đại hùng mạnh này.
Sự kém cỏi của Tần Nhị Thế (Hồ Hợi), hoàng đế thứ hai của Tần và sự phản bội của Triệu Cao đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần chỉ sau mười lăm năm. Điều này dường như hoàn toàn giống với số phận của nhà Tùy.
Hoàng đế nhà Tùy, Dương Kiên, kế thừa nền tảng của triều đại Bắc Chu. Thông qua một loạt các cuộc chinh phục quân sự và chính trị, cuối cùng ông đã thống nhất được miền bắc và miền nam Trung Quốc, chấm dứt gần ba trăm năm chia cắt. Sau khi thống nhất, nhà Tùy thực hiện một loạt biện pháp cải cách, bao gồm việc bãi bỏ chế độ cha truyền con nối đối với quan lại và thực hiện chế độ thi cử của triều đình, nhằm thúc đẩy phát triển xã hội và thịnh vượng kinh tế. Tuy nhiên, việc hoàng đế Dương Quảng lên ngôi, nhà Tùy đã chấm dứt sự thịnh vượng của mình. Sự phung phí và các cuộc chiến tranh liên miên của ông đã gây ra một cuộc nổi dậy nông dân quy mô lớn, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tùy, trở thành một triều đại chỉ tồn tại được 37 năm trong lịch sử.
Hai triều đại này tuy cách nhau gần 800 năm nhưng lại lặp lại một cách kỳ diệu những bi kịch tương tự, khiến người ta tự hỏi liệu sự giống nhau này có nghĩa là lịch sử đang lặp lại, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Titanic và chị em bất hạnh
Vụ chìm tàu Titanic được coi là một trong những thảm họa hàng hải mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20. Tác động bi thảm của nó để lại những hậu quả sâu rộng và gây chấn động thế giới. Tuy nhiên, còn có một sự trùng hợp gây sốc khác ẩn sau con tàu Titanic, đó là liên quan đến “chị em bất hạnh” của nó.
Năm 1907, công ty White Star Line đóng 3 con tàu giống hệt nhau là RMS Olympic, Queen Britannic và Titanic. Số phận của những con tàu này cũng tương tự với tàu Titanic, và điều này khiến người ta tự hỏi, liệu có một thế lực bí ẩn nào đó đang thao túng tất cả những điều này?
Năm 1911, trước khi tàu Titanic chìm, tàu Olympic đã va chạm với một tàu biển khác của Anh là Lucytania. Rất may không có thương vong trong vụ tai nạn này nhưng nó đã gây ra thiệt hại đáng kể cho Olympic. Điều sốc hơn nữa là Olympic sau đó lại dính vào một vụ đắm tàu khác.
Năm 1934, tàu Olympic va chạm với tàu Harafax và bị chìm. Sự cố này gây hậu quả nghiêm trọng hơn, hầu hết hành khách và phi hành đoàn trên tàu đều thiệt mạng. Ngoài Olympic, còn có một con tàu chị em thuộc sở hữu của cùng một công ty vận tải biển với tàu Titanic, đó là Queen Britannic được đưa vào hoạt động vào năm 1935 nhưng số phận của nó cũng không như ý.
Trong Thế chiến thứ hai, tàu du lịch được trưng dụng làm tàu chiến, nhưng vào năm 1940, nó bị tàu ngầm Đức tấn công và cuối cùng bị chìm ở Đại Tây Dương. Thảm kịch này gây ra một số lượng lớn thương vong và trở thành bài học đau đớn trong lịch sử. Phải chăng sự trùng hợp kỳ lạ về số phận của những con tàu này chỉ là sự tình cờ? Hay có một thế lực bí ẩn nào đó ẩn giấu đằng sau tất cả những điều này?
Ngoài ra, còn có một số ví dụ về những sự trùng hợp kỳ diệu trong lịch sử. Nhiều trường hợp trẻ em trên khắp thế giới kể về những ký ức chi tiết về cuộc sống trước đây của chúng, bao gồm tên gọi, địa điểm và sự kiện cụ thể. Một số trường hợp được ghi nhận chi tiết, với những đứa trẻ có thể mô tả chính xác những địa điểm mà chúng chưa từng đến hoặc nói ngôn ngữ mà chúng chưa từng học. Những trường hợp này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và đặt ra câu hỏi về khả năng lưu giữ ký ức từ kiếp trước.
Hay đôi khi, chúng ta có thể gặp gỡ những người mà chúng ta cảm thấy có mối liên hệ kỳ lạ, mặc dù chúng ta chưa từng gặp họ trước đây. Một số người tin rằng những mối liên hệ này có thể là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã từng quen biết nhau trong kiếp trước.
Một số người tin rằng những giấc mơ có thể mang đến cho chúng ta những thông điệp từ kiếp trước hoặc những lời cảnh báo về tương lai. Một số trường hợp được ghi nhận về những người mơ thấy những sự kiện thảm khốc trước khi chúng xảy ra, dẫn đến việc họ có thể thoát khỏi nguy hiểm.
Mặc dù những sự trùng hợp kỳ diệu này có thể dễ dàng được giải thích bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc trí tưởng tượng, nhưng chúng cũng khơi gợi những câu hỏi hấp dẫn về bản chất của ý thức, ký ức và sự tồn tại sau khi chết. Hiện nay, khoa học vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác nhận hoặc bác bỏ khả năng tái sinh, nhưng những trường hợp này vẫn tiếp tục thu hút sự tò mò và khơi gợi trí tưởng tượng của con người.
Tham khảo: Zhihu