Sa mạc Kalahari ở Nam Phi là một trong những sa mạc điển hình nhất. Nó được đặt tên theo từ "kgala" trong ngôn ngữ Tswana có nghĩa là "khát khô". Lượng mưa trung bình của vùng sa mạc này là khoảng 127-254mm mỗi năm, nhưng con số này không thấm vào đâu so với cái khô, nóng của sa mạc.
Sa mạc Namib ở vùng phía nam châu Phi. Đây là một trong những sa mạc cổ nhất thế giới và trải dọc 3 nước Namibia, Nam Phi và Angola. Một trong những điểm thu hút nhất của sa mạc Namib là Biển Cát Namin - sa mạc duy nhất nằm cạnh biển.
Sahara ở vùng Bắc Phi. Đây là sa mạc nóng lớn nhất thế giới, có diện tích tương đương nước Mỹ, trải khắp các nước như Ma Rốc, Mauritania, Algeria, Libya, Niger, Tunisia, Chad, Ai Cập và Sudan. Sa mạc Sahara còn là "nhà" của những dãy núi như Tibetsi, Air, Hoggar, Sahara Atlas và những ngọn đồi Biển Đỏ.
Sa mạc Grand Bara ở Djibouti, được tạo nên bởi những lòng hồ khô cạn, những đụn cát thấp và các loại cây bụi hay các loại cỏ sa mạc. Nơi đây là nhà của các loại động vật có vú như linh dương Beira, linh dương Dorca và linh dương gerenuk.
Sa mạc Great Basin ở Mỹ, nằm dọc các bang Nevada, California, Oregan, Idaho và Utah. Sa mạc này được tạo nên từ những lòng chảo (Basin) nhỏ. Đây là một sa mạc lạnh, nằm ở độ cao 3.962m, cho phép du khách có thể trải nghiệm tuyết rơi và thời tiết của các vùng núi vào những tháng mùa đông.
Sa mạc Mojave ở Mỹ nổi tiếng với những thị trấn ma - đáng chú ý nhất là thị trấn khai thác bạc Calico và kho chứa bị bỏ hoang Kelso. Sa mạc này trải rộng ở các bang California, Nevada, Utah và Arizona.
Sa mạc Chihuahua nằm giữa Mỹ và Mexico. Phần sa mạc bên Mexico được ngăn cách bắng 2 dãy núi Sierra Madre Occidental và Sierra Madre Oriental. Hai dãy núi này ngăn cản hơi ẩm từ Vịnh Mexico và Thái Bình Dương vào khu vực.
Sa mạc cát lớn ở Australia. Sa mạc lớn thứ 2 của lục địa này là nhà của các công viên quốc gia nổi tiếng: Công viên sông Rudall và công viên Uluru-Kata Tjuta. Trong đó, công viên Uluru-Kata Tjuta có núi đá Ayers (trong ảnh) là một thánh địa của người bản xứ.
Sa mạc Sonoran ở Mỹ là một trong 4 sa mạc chính ở vùng Bắc Mỹ, nhưng nó lại có dáng vẻ khác biệt so với 3 sa mạc còn lại bởi sự tồn tại của những cây đậu và những cây xương rồng hình trụ lớn. Kiểu thời tiết 2 mùa mưa và mùa đông lạnh vừa phải cũng là một nét đặc trưng của sa mạc này.
Sa mạc Syria, trải rộng ở Syria, Jordan, Saudi Arabia. Đây là sa mạc kết hợp giữa những đồng cỏ bằng phẳng và sa mạc thực sự. Những đồng cỏ được phủ xanh, trong khi phần sa mạc lại thực sự là những vùng cát khô cằn. Cảnh quan của nó còn là những dòng dung nham và các mỏ phosphate, dầu mỏ và khí butane được phát hiện ở đây.
Trải dọc các bang Queensland và vùng lãnh thổ phương Bắc của Australia, sa mạc Simpson nằm ở lòng chảo thoát nước lớn nhất thế giới, Lòng chảo Great Artesian. Hướng gió là một trong những yếu tố tạo nên những đụn cát lớn song song nhau. Sa mạc Simpson còn nổi tiếng với những đụn cát màu đỏ.
Atacama ở Chile là sa mạc khô cằn nhất trên thế giới với lượng mưa chỉ 15mm mỗi năm. Các mẫu đất đá ở đây thường bị so sánh với đất trên Sao hỏa. Dù khô cằn nhất, nhưng ở một số điểm cao nhất của sa mạc này, người ta vẫn phát hiện có tuyết.
Sa mạc Arabian, Tây Á. Sa mạc này nằm trên một vùng lớn trong đó có Yemen, Oman, Jordan, Iraq và UAE. Các hoạt động quân sự và sản xuất dầu trong khu vực đã ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh thái của khu vực, dẫn tới sự tuyệt chủng của nhiều loài, trong đó có cả linh dương.