Những 'nhân tố bí ẩn' bất ngờ tăng sản lượng dầu, tham vọng cắt 1,1 triệu thùng/ngày để đẩy giá của Ả Rập Xê Út sắp 'đổ bể'?

Vu Lam |

Việc một số quốc gia nhỏ tăng nguồn cung có thể sẽ khiến nỗ lực của Ả Rập Xê Út và các đồng minh trong tham vọng giữ giá dầu cao bị suy yếu.

Tham vọng đẩy giá dầu của Ả Rập Xê Út liệu có thể thực hiện?

Martijn Rats - giám đốc chiến lược hàng hoá của Morgan Stanley, cho biết: “Bạn chứng kiến nước này sản xuất 100.000 thùng dầu, nước khác là 200.000 thùng/ngày và bắt đầu nghĩ rằng câu chuyện thiếu nguồn cung vào cuối năm nay có vẻ căng thẳng hơn.”

Nhu cầu ở Mỹ và châu Âu được dự kiến sẽ yếu đi, do đó, dòng chảy dầu vào thị trường tăng thêm sẽ gặp rủi ro, trong bối cảnh những bất ổn của ngành ngân hàng khiến nhà đầu tư rời bỏ tài sản rủi ro và lo ngại về suy thoái kinh tế.

Tuần trước, Ả Rập Xê Út đã đưa ra một động thái khiến thị trường trở nên hoang mang. Nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 2 thế giới thông báo sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng, cùng Nga, Iraq, UAE và các nước khác.

Động thái bất ngờ đã khiến giá dầu nhảy vọt. Tuy nhiên, ở mức khoảng 85 USD/thùng thì giá dầu thô Brent lại không cao hơn hồi đầu tháng 3 và vẫn thấp hơn mức đỉnh là 125 USD/thùng, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Những nhân tố bí ẩn bất ngờ tăng sản lượng dầu, tham vọng cắt 1,1 triệu thùng/ngày để đẩy giá của Ả Rập Xê Út sắp đổ bể? - Ảnh 1.

Việc giá dầu có tăng cao hay không sẽ phụ thuộc một phần vào sản lượng ở các nước sản xuất nhỏ hơn. Mỹ cũng đang tăng sản lượng dầu thô lên hơn 1 triệu thùng/ngày trong năm qua. Tuy nhiên, “lá bài” khiến mọi thứ thay đổi nằm trong tay những nhà sản xuất nhỏ hơn như Nigeria, nơi sản lượng bất ngờ tăng lên nhưng lại dễ bị chững lại.

Kể từ tháng 9, khi sản lượng dầu ở Ả Rập Xê Út đạt mức cao, vương quốc này đã giảm sản lượng dầu thô hàng ngày 560.000 thùng xuống còn khoảng 10,5 triệu thùng, theo dữ liệu của IEA. Iraq, UAE và Kuwait cũng từng giảm sản lượng hơn 100.000 thùng/ngày.

Thông báo cắt sản lượng đã khiến các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ tăng mạnh. Ngay sau quyết định của OPEC vào mùa thu năm ngoái, Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý I/2023 lên 115 USD/thùng.

Song, mọi chuyện lại không diễn ra theo hướng đó. Hợp đồng tương lai dầu thô Brent đạt mức giá trung bình 82 USD/thùng trong quý I và giảm xuống mức thấp nhất là dưới 73 USD/thùng vào giữa tháng 3.

Daan Struyven - nhà kinh tế năng lượng tại Goldman, cho biết ngân hàng đã dự báo sai vì nhu cầu của Trung Quốc lại thấp hơn kỳ vọng.

"Cái khó" cho Ả Rập Xê Út đang xuất hiện

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể bắt nguồn từ Tây Phi. Iran, Guyana, Na Uy, Kazakhstan, Brazil và Nigeria đã sản lượng kể từ mùa thu năm ngoái, thúc đẩy nguồn cung dầu của cả thế giới dù một số cường quốc dầu mỏ cắt giảm.

Sản lượng hàng ngày ở Nigeria đã tăng 350.000 thùng lên 1,3 triệu thùng kể từ tháng 9, đủ để bù đắp cho 1 nửa số thùng dầu mà Ả Rập Xê Út cắt giảm.

Vào tháng 8, sản lượng của quốc gia này là chưa đến 1 triệu thùng/ngày. Theo các nhà phân tích và quan chức Nigeria, việc đường ống dẫn dầu bị hư hại, nạn trộm cắp dầu và ít đầu tư vào sản xuất là lý do chính.

Nigeria cũng là một thành viên của OPEC nhưng không thực hiện các động thái cắt sản lượng gần đây. Việc sản lượng thấp hơn nhiều so với hạn ngạch, nên họ không bị ràng buộc bởi quyết định cắt giảm.

Những nhân tố bí ẩn bất ngờ tăng sản lượng dầu, tham vọng cắt 1,1 triệu thùng/ngày để đẩy giá của Ả Rập Xê Út sắp đổ bể? - Ảnh 2.

Các quan chức và chính phủ Nigeria cho biết, sản lượng hồi phục sau khi các công ty bắt đầu vận chuyển dầu thô qua Đồng bằng sông Niger bằng xà lan. CEO của 1 nhà sản xuất nhỏ cho biết, một số công ty đã ngừng hoàn toàn việc bơm dầu vì không dám chắc sản phẩm của họ sẽ đi qua các đường ống dẫn ra thị trường toàn cầu. Trong khi đó, vận chuyển bằng xà lan chậm và tốn kém hơn so với đường ống, nhưng tránh được nguy cơ trộm cắp.

Livia Gallarati, nhà phân tích cấp cao của Energy Aspects, cho biết ngoài Guyana, nơi đang khai thác trữ lượng dầu mỏ chưa được sử dụng, hầu hết các nhà sản xuất nhỏ hơn đang hồi phục sau thời gian gián đoạn vì đầu tư tăng sản lượng.

Theo Armen Azizian, nhà phân tích thị trường dầu thô tại Vortexa, Iran đã tăng sản lượng thêm 200.000 thùng/ngày kể từ tháng 9, một phần do xuất khẩu từ Venezuela đã giảm. Sản lượng tại Brazil đạt mức kỷ lục trong tháng 1 sau khi Petróleo Brasileiro bắt đầu khai thác một giàn khoan nổi mới ngoài khơi bờ biển Rio de Janeiro.

Sản lượng của Kazakhstan tăng hơn 240.000 thùng/ngày kể từ tháng 9, được đẩy mạnh trở lại sau sự cố ngừng hoạt động trong đó có thời gian 1 nhà ga xuất khẩu bên bờ Biển Đen đóng cửa tạmt hời.

Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hoá tại UBS Group, nhận định về lượng nguồn cung trên: “Điều này sẽ tác động đến thị trường”. Ông cho biết sản lượng bổ sung từ Nigeria và Kazakhstan không nhiều.

Tham khảo WSJ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại