1. Điện thoại di động
Điện thoại di động có thể chứa vi khuẩn nhiều hơn gấp 10 lần so với hầu hết các loại bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Nếu bạn mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh, thiết bị này có thể bị dính nhiều vi khuẩn từ trong không khí. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không bao giờ mang điện thoại di động vào, thì nó vẫn bị bao phủ bởi vi khuẩn từ mọi thứ khác xung quanh mà bạn chạm vào và mọi bề mặt mà nó trực tiếp tiếp xúc.
Đừng quên lau và vệ sinh điện thoại, kèm theo làm sạch tai nghe và các phụ kiện đi kèm khác.
2. Bàn phím và điều khiển từ xa
Bạn chạm vào máy tính xách tay, bàn phím hoặc điều khiển từ xa bao nhiêu lần mỗi ngày để vận hành mọi thứ từ tivi, hệ thống chơi game, hoặc thậm chí cả điều khiển quạt trần? Cũng giống như điện thoại di động, những vật dụng này chứa vi trùng từ mọi bàn tay chạm vào chúng. Việc vệ sinh những món đồ này cũng thường rất dễ dàng nếu bạn sử dụng khăn lau khử trùng dành cho thiết bị điện tử.
3. Tay nắm cửa
Tất cả các tay nắm cửa, tay cầm, công tắc đèn và bàn phím điện tử xung quanh nhà bạn đều có thể chứa đầy vi khuẩn hoặc virus. Lau nhanh bằng khăn lau khử trùng sẽ giải quyết được vấn đề này và đừng quên sử dụng những miếng vải lau khác nhau cho từng phòng để tránh lây lan vi khuẩn từ các nơi khác nhau.
4. Thớt
Có hàng ngàn loại vi khuẩn xung quanh chúng ta, mặc dù chưa đến 1% trong số chúng thực sự có thể gây bệnh cho bạn. Sự lây nhiễm chéo từ thực phẩm sống, thực phẩm chế biến sai cách, sản phẩm chưa rửa sạch và nhiệt độ thực phẩm không phù hợp đều là điều kiện tốt để các loại vi khuẩn có hại này sinh sôi. Thớt, đặc biệt là các loại bằng gỗ, là một trong số đồ vật bẩn nhất vì vi khuẩn có thể bám vào các vết cắt nhỏ trên bề mặt. Vì vậy, bạn nên rửa chúng bằng nước nóng, xà phòng sau mỗi lần sử dụng và nên có thớt riêng cho các loại thịt và rau, đồ chín và đồ sống,...
5. Miếng bọt biển
Mùi hôi từ miếng bọt biển của bạn là mùi của vi khuẩn ẩn náu trong các lỗ. Chúng có kết cấu phù hợp để chứa cặn bẩn nhưng cũng kèm theo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Và khi sử dụng miếng bọt biển đó để lau mặt bàn, bạn đang trực tiếp làm lây lan một lớp vi khuẩn nhỏ trên khắp bề mặt.
Rửa sạch bằng nước nóng sẽ không phải là một cách hay. Các miếng bọt biển phải được vệ sinh trong máy rửa chén hoặc ngâm trong giấm để làm sạch một cách triệt để, nhưng tốt nhất là bạn nên thay mới sau mỗi vài tuần sử dụng.
6. Túi tái sử dụng
Mặc dù những chiếc túi tái sử dụng rất tốt cho môi trường nhưng vi khuẩn chúng mang theo cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe gia đình bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng các túi hàng tạp hóa có thể tái sử dụng có thể mang theo và lây lan vi khuẩn có hại cho đường hô hấp. Điều quan trọng là bạn nên giặt túi sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh túi bằng cách giặt túi vải trong nước nóng và khử trùng bằng xà phòng. Còn với túi làm bằng nhựa dẻo, bạn có thể lau chúng bằng sản phẩm tẩy rửa phù hợp.
7. Bát thức ăn và đồ chơi cho thú cưng
Bát và đồ chơi cho thú cưng chứa đầy vi khuẩn từ miệng của chúng. Và nếu có cả phần thức ăn thừa, thì đó là một điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi rồi dần có mùi hôi. Đừng để điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của thú cưng và khiến không khí trở nên khó chịu. Bạn nên có trách nhiệm rửa bát của chúng sau mỗi bữa ăn bằng nước nóng và xà phòng. Việc xử lý tương tự cũng nên được thực hiện thường xuyên đối với đồ chơi của thú cưng để giữ cho món đồ được sạch sẽ.
8. Ví và ba lô
Ví và ba lô, túi xách thường bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài do những hoạt động cầm, nắm thường ngày của bạn, trở thành một phần nguyên nhân có thể khiến bạn bị ốm. Vì vậy, hãy thường xuyên giặt giũ và phơi khô chúng; hoặc bbanj có thể sử dụng khăn lau khử trùng để làm sạch và để chúng tránh xa khu vực thực phẩm và ăn uống. Đối với túi da, hãy làm sạch bên trong và bảo dưỡng bên ngoài theo hướng dẫn sử dụng để tránh làm bong da.
9. Nội thất ô tô
Khi ngồi lên xe hơi, đồng nghĩa bạn đang ở giữa một không gian chứa đầy các mầm bệnh có hại trong không khí và bề mặt, chất gây dị ứng, nội độc tố và các chất hữu cơ dễ bay hơi đã xâm nhập vào xe từ bên ngoài. Để giảm tiếp xúc với những nguy cơ sức khỏe không tốt này, bạn nên để cửa sổ ô tô mở để lưu thông không khí, nhưng cũng đừng quên hút bụi, dọn rác và giữ cho hệ thống điều hòa được hoạt động tốt để giảm tích tụ bụi trong lỗ thông hơi theo chu kỳ cố định.
10. Máy pha cà phê
Đặt ngón tay vào bất kỳ chỗ nào của máy pha cà phê, đặc biệt là ngăn chứa nước, rất có thể bạn sẽ có cảm giác nhầy nhụa. Chất nhờn đó là kết quả của vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc trong các bộ phận ẩm ướt, tối tăm của máy pha cà phê mà bạn không biết.
Vệ sinh máy pha cà phê hàng tháng nhưng hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết về kiểu máy, từ đó rút ra kinh nghiệm làm sạch tốt nhất. Mẹo vệ sinh an toàn là hãy làm sạch bằng cách thêm giấm trắng không pha loãng vào bình chứa và để yên trong tối đa một giờ. Bật máy và rửa bằng nước lọc để trôi giấm và mùi không để lại mùi chua.
11. Bàn chải đánh răng và hộp đựng
Bàn chải đánh răng và hộp đựng đều có vi khuẩn lây từ không khí, tay và miệng của bạn. Do hai thứ này thường xuyên bị ẩm do tính chất độ ẩm cao trong phòng tắm, dễ tạo nấm mốc nếu không được vệ sinh thường xuyên. Hãy làm sạch bàn chải đánh răng của bạn thường xuyên bằng cách rửa bằng nước nóng hay sử dụng thiết bị khử trùng để chúng luôn được sạch sẽ.
12. Thảm
Thảm là đồ vật được đánh giá cao khi nói đến mức độ bẩn. Hầu hết chúng ta thường có thói quen giặt thảm khi chúng đã bẩn sâu và tích tụ nhiều vi khuẩn. Đây là một điều dễ hiểu bởi không phải máy hút, máy giặt nào cũng có thể làm sạch được và không phải lúc nào thời tiết cũng ủng hộ việc phơi thảm ngoài trời. Hầu hết, thảm muốn sạch tuyệt đối thì chúng ta cần nhiều thao tác cũng như các dụng cụ, vòi xịt mạnh chuyên dụng.
Vì thế, để giảm thiểu sự tích tụ lâu ngày của bụi, chúng ta nên giặt thảm thường xuyên đối với những chiếc thảm nhỏ. Còn đối với những tấm thảm có kích thước lớn, bạn nên đem chúng tới cơ sở làm sạch uy tín và chất lượng để loại bỏ bụi bẩn bám vào.