Những khám phá “đáng ngại” về Hệ Mặt Trời

Mai Nguyễn |

Hệ Mặt Trời (HMT) hay Thái Dương Hệ là nơi chúng ta đang sống. Ngoài những gì đã biết, dưới đây một số bí mật đáng ngại về HMT vừa được khoa học phát hiện.

Trái đất có thể sẽ co lại

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất để định hình hành tinh của chúng ta, theo nghĩa đen, là các mảng kiến tạo luôn thay đổi. Quá trình này bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 3,3 đến 3,5 tỷ năm, nó tạo ra núi, đảo, núi lửa, lỗ thông hơi trên biển... Đó là một trong vô số lý do tồn tại sự sống trên Trái đất. Phần còn lại của HMT có vẻ như khá trì trệ, HMT có cả các hành tinh đá và một số hành tinh khí xoáy khổng lồ tồn tại giữa Mặt trời và Trái đất.

Năm 2016, dữ liệu thu thập được từ tàu vũ trụ có tên MESSENGER người ta mới biết, sao Thủy nhỏ bé vô hại đang thu hẹp nhờ những quá trình kiến tạo tương tự. Có nghĩa, nó vẫn chưa hoàn thành hình thành trong 4,6 tỷ năm kể từ khi HMT của chúng ta ra đời. Không gian bong bóng như chúng ta biết ngày nay chỉ đơn thuần là một bức ảnh chụp nhanh. 

Điều đó nói lên rằng, đừng quá thoải mái với giả định mọi thứ sẽ vẫn như cũ và mãi mãi. Nếu chúng ta vừa phát hiện thấy sao Thủy đang co lại, thì hãy tưởng tượng một ngày nào điều này sẽ diễn ra đối với Trái đất của chúng ta đang sống.

Những khám phá “đáng ngại” về Hệ Mặt Trời - Ảnh 1.

Một ngày vào đó Trái Đất của chúng ta cũng có thể co lại như sao Thủy


Hành tinh thứ 9 chỉ là một lỗ đen?

Năm 2015 hai nhà thiên văn học Konstantin Batygin và Mike Brown ở Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ đã công bố lý thuyết Planet Nine (Hành tinh thứ 9) như là một lời giải thích cho sự chuyển động của một số vật thể trong Vành đai Kuiper bao bọc lấy HMT của chúng ta.

Hành tinh số 9 ban đầu được cho là một hành tinh cỡ sao Hải Vương (Neptune) với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời mất 15.000 năm trái đất. Năm 2019, một giả thuyết mới xuất hiện cho rằng hành tinh thứ 9 thực sự là một lỗ đen nguyên thủy. 

Người ta cho rằng những hiện tượng này hình thành vào thời kỳ sơ khai của vũ trụ khi các túi vật chất dày đặc tự đổ xuống. Vật thể này có thể đã bị thu giữ bởi lực hấp dẫn của Mặt trời của Trái đất mặc dù nó khá nhỏ (đường kính chỉ khoảng 3,5 inch, hay gần 9 cm), nhưng lại có cường độ cực mạnh.

Những khám phá “đáng ngại” về Hệ Mặt Trời - Ảnh 2.

Hành tinh thứ 9 thực sự có thể là một lỗ đen nguyên thủy

Tuổi của HMT

Cuộc sống của con người là những sự thật đơn giản như sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết. Tuy bản chất cuộc sống là phù du nhưng nó thật đẹp. Nhưng con người không phải là những nhân tố duy nhất được hưởng phước lành này, mà có cả vũ trụ. Về mặt lý thuyết, vũ trụ của chúng ta đã trải qua 13,77 tỷ năm tuổi, sai số cộng hoặc trừ 40 triệu năm.

Các nhà khoa học ước tính HMT của chúng ta khoảng 4,6 tỷ năm tuổi và còn khoảng 5 tỷ năm nữa trong góc không gian nhỏ bé trong vũ trụ. Theo khoa học, chúng ta còn rất nhiều thời gian để phát triển cuộc sống của mình. Rất có thể, khoa học phát triển, con người có thể tìm một ngôi nhà mới, nhưng cụ thể là gì thì hiện tại chưa định hình được.

Những khám phá “đáng ngại” về Hệ Mặt Trời - Ảnh 3.

Theo dự báo, HMT còn khoảng 5 tỷ năm nữa để tồn tại


Làm gì để ngăn chặn các trận bão không gian?

Bất cứ ai sống sót sau một trận bão lớn đều có thể "chứng thực" được mối nguy của loại hình thiên tai này. Ấy là dưới mặt đất còn trong HMT lại có Vết đỏ khổng lồ (Great Red Spot), gọi ngắn là GRS. GRS là một cơn bão với xoáy nghịch trên sao Mộc, nằm ở khoảng 22o phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái đất qua kính viễn vọng. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke vào năm 1665.

Khoảng một nửa hoặc 3/4 Trái đất có thể nằm gọn trong cơn bão, điều này đã được các nhà thiên văn học ghi nhận cách đây hơn 300 năm. Gió của nó thổi trung bình là 270 dặm/giờ nhưng xung quanh các cạnh hình bầu dục của nó có thể lên tới 425 dặm/giờ (hãy nhớ rằng những cơn gió mạnh nhất được phát hiện trên Trái đất chỉ được ghi nhận hơn 200 dặm hay 320 km/giờ) kèm theo lốc xoáy.

Vào năm 2000, nó nhấn chìm ba cơn bão nhỏ hơn và sau đó, không thể tin được, nó chuyển sang màu đỏ đậm dạng máu. Một ví dụ khác là cơn bão sáu cạnh đang hoành hành của sao Thổ có biệt danh là "hình lục giác", cũng đã quay trong hàng trăm năm. Khoa học không biết tại sao nó lại có hình dạng hoặc tồn tại lâu như vậy nên chưa có cách phòng tránh.

Những khám phá “đáng ngại” về Hệ Mặt Trời - Ảnh 5.

Bão GRS trên sao Mộc

Nếu sao Mộc có các cơn bão GRS thì trên sao Kim lại có những cơn bão áp suất khí quyển cao hoặc cơn bão có nhiệt độ cực lớn. Cả hai đều xảy ra tức thì khi đi vào bầu khí quyển của sao Kim. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 860 độ F (460 độ C) kèm theo mưa axit sulfuric. Đây là lý do vì sao hành tinh đang trong tình trạng sinh sống cách đây 3 tỷ năm trở thành hành tinh chết cách đây 700 đến 750 triệu năm.

Trái đất sẽ ra sao nếu Mặt trời chết?

Mặt trời là nơi cung cấp ánh sáng nhân hậu và ban năng lượng, tạo ra cuộc sống cho chúng ta và muôn loài. Một khi nó cạn kiệt lượng hydro cần thiết cho phản ứng tổng hợp hạt nhân, lõi của nó sẽ co lại. Ngược lại, vỏ bên ngoài sẽ bong ra, trở thành một "cơ thể phì nộn".

Nếu trước đây, nhiệt và bức xạ tỏa ra sẽ thiêu rụi mọi thứ trên Trái đất, và trong toàn bộ HMT. Nhưng khi nó chết, Mặt trời bắt đầu nguội dần và trở thành Người Lùn Trắng, không còn chiếu sáng nữa. Khi ấy, HMT từng sôi động một thời nay sẽ trở thành một nơi chết chóc, yên tĩnh và lạnh lẽo giống như hầu hết mọi nơi trong vũ trụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại