Mảng kiến ​​tạo khổng lồ dưới Ấn Độ Dương đang vỡ làm đôi: Cuộc chia tay triệu năm

Nguyễn Thị Hảo |

Mảng kiến ​​tạo khổng lồ dưới Ấn Độ Dương đang trải qua một cuộc chia tay với chính nó. Chỉ một thời gian nữa mảng này sẽ chia làm hai, một nghiên cứu mới cho thấy.

Cuộc chia tay triệu năm

Tuy nhiên, cuộc chia tay này sẽ mất một thời gian. Mảng kiến ​​tạo hình dạng như cái đĩa Ấn Độ-Australia-Capricorn, đang phân tách theo tốc độ của ốc sên - khoảng 1,7 mm mỗi năm. Nói cách khác, trong 1 triệu năm nữa hai mảnh này sẽ cách nhau khoảng 1,7 km so với hiện tại.

Nhà nghiên cứu Aurélie Coudurier-Curveur, một nhà nghiên cứu cao cấp về khoa học địa chất biển thuộc Viện Vật lý Trái đất Paris, cho biết: "Đây không phải là một cấu trúc di chuyển nhanh, nhưng nó vẫn có ý nghĩa so với các ranh giới hành tinh khác".

Chẳng hạn, đứt gãy Biển Chết ở Trung Đông đang di chuyển với tốc độ gấp đôi khoảng 0,4 cm mỗi năm, trong khi Đứt gãy San Andreas Fault ở California, Mỹ đang di chuyển nhanh hơn khoảng 10 lần, ở khoảng 1,8 cm một năm.

Hai manh mối để các nhà nghiên cứu chú ý đó là hai trận động đất mạnh bắt nguồn từ một điểm kỳ lạ ở Ấn Độ Dương. Vào ngày 11/4/2012, một trận động đất mạnh 8,6 độ và 8 độ richter xảy ra bên dưới Ấn Độ Dương, gần Indonesia. Các trận động đất đã không xảy ra dọc theo một khu vực hút chìm , nơi một mảng kiến ​​tạo trượt xuống dưới một mảng khác. 

Thay vào đó, những trận động đất này bắt nguồn từ một nơi kỳ lạ cho trận động đất xảy ra - ở giữa bản. Những trận động đất này, cũng như các manh mối địa chất khác, chỉ ra rằng một số loại biến dạng đang diễn ra ở xa dưới lòng đất, trong một khu vực được gọi là Lưu vực Wharton. Biến dạng này không hoàn toàn bất ngờ bởi mảng Ấn Độ-Australia-Capricorn không phải là một đơn vị gắn kết.

Mảng kiến ​​tạo khổng lồ dưới Ấn Độ Dương đang vỡ làm đôi: Cuộc chia tay triệu năm - Ảnh 1.

Bản đồ lưu vực Wharton, nơi xảy ra các trận động đất mạnh. (Ảnh: Coudurier Curveur)

Nhóm nghiên cứu đã xem xét một vùng đứt gãy cụ thể trong Lưu vực Wharton nơi bắt nguồn của trận động đất. Hai bộ dữ liệu về khu vực này, được thu thập bởi các nhà khoa học khác trên các tàu nghiên cứu vào năm 2015 và 2016, đã tiết lộ địa hình của khu vực đứt gãy. Bằng cách ghi lại thời gian bao lâu để sóng âm thanh dội ngược trở lại từ đáy biển và lớp trầm tích, các nhà khoa học có thể lập bản đồ địa lý của lưu vực.

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu phát hiện đứt gãy này kéo dài gần 350 km. Một số những vết nứt có độ rộng 3 km và dài lên tới 8 km. Khu vực phía nam có độ nứt sâu hơn (120 mét) so với phía bắc (5 m).

Các vết nứt này bắt đầu hình thành khoảng 2,3 triệu năm trước, gần với khu vực các trận động đất năm 2012.

Tại sao có những vết nứt đó?

Nhà nghiên cứu Coudurier-Curveur lưu ý rằng vùng đứt gãy, một điểm yếu trong lớp vỏ đại dương, không hình thành do động đất. Những vết nứt thụ động này được hình thành một phần khi lớp vỏ đại dương mới xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng nơi magma xuất hiện và một phần do độ cong của Trái Đất.

Bởi vì các phần khác nhau của mảng Ấn Độ-Australia-Capricorn đang di chuyển với tốc độ khác nhau, nên vùng đứt gãy này đang trở thành ranh giới mới cho việc chia tách thành hai mảnh.

Mảng kiến ​​tạo khổng lồ dưới Ấn Độ Dương đang vỡ làm đôi: Cuộc chia tay triệu năm - Ảnh 2.

Kích thước, vị trí của vết nứt dưới đáy đại dương ( Ảnh: Aurélie Coudurier-Curveur)

Tuy nhiên, do sự phân chia đang diễn ra quá chậm nên động đất mạnh gây ra bởi tác nhân này có thể sẽ không xảy ra trong 20.000 năm nữa, các nhà nghiên cứu cho biết. Và phải mất hàng chục triệu năm sự chia tách mới hoàn thành.

Phó giáo sư địa chất Oliver Jagoutz, Viện Massachusetts, một người không tham gia nghiên cứu này nói với Live Science trong một email: "Từ lâu, con người đã biết rằng các khu vực địa chất yếu này có thể là nơi sinh ra các ranh giới mảng mới. 

Chúng liên tục được hình thành và phá hủy Trái Đất. Chính những nghiên cứu chi tiết như thế này sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về quy tắc của trò chơi ghép hình mà các mảng, tạo thành lớp rắn ngoài cùng của Trái Đất, đang tạo ra."

Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 11/ 3 trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Bài viết sử dụng nguồn của Live Science.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại