Chúng có thể là trứng khủng long hoá thạch, tàn dư của một nền văn mình bị chôn vùi, một vật thể từ ngoài vũ trụ hoặc chỉ đơn giản là một khối xi măng tự nhiên được hình thành trong hàng triệu năm.
Các nhà khoa học đang đau đầu với câu hỏi về nguồn gốc những khối đá hình tròn được tìm thấy tại một mỏ than tại Si-bê-ri. Mười khối cầu đá này được tìm thấy trong cùng một khu vực bán kính 30 mét bên dưới lòng đất tại khu mỏ than Sereulsky, tỉnh Nazarovo, Krasnoyarsk, Siberia.
Các thợ mỏ tại tỉnh Nazarovo đã tìm thấy 10 quả cầu đá khổng lồ dưới lòng đất. Những tảng đá này được cho là sự lắng đọng của các chất khoáng suốt hàng triệu năm.
Kì quặc thay những tảng đá này đổi màu thành màu rỉ sét sau một trận mưa. Một số cho rằng những tảng đá to khoảng 3 feet này có thể là những vật thể nhân tạo từ một nền văn minh cổ đại hoặc ngoài hành tinh.
Tuy nhiên, các chuyên gia người Nga cho rằng chúng có thể là sự lắng đọng hiếm xảy ra của cát, bùn và khoáng chất và đặt tên chúng là “Jurassic Pearls” hay “Những hòn ngọc kỉ Jura”. Tuy nhiên chính họ cũng không chắc chắn về nhận định này.
Tiến sĩ Olga Yakunia, từ Bảo tàng Địa chất Trung Siberia, trả lời báo Siberian Times rằng những khối đá này hình thành bởi những hoạt động địa chất tự nhiên suốt hàng triệu năm. Bà nói “Quá trình hình thành những khối đá này cũng giống như quá trình hình thành ngọc trai”.
Sự lắng đọng là gì?
Sự lắng đọng tạo ra một khối xi măng tự nhiên, thường được tìm thấy trong khác trầm tích đá hoặc cát. Chúng thường có hình cầu quá trình các khoáng chất lắng đọng.
Chúng thường bao quanh một nhân cứng ví dụ một chiếc lá hoá thạch, vỏ ốc,... tuy nhiên một vài khối lắng đọng được tìm thấy gần đây ở các đầm lầy muối tại Anh có nhân là mảnh vỡ kim loại hoặc bom từ thế chiến thứ 2.
Mặc dù hiếm xảy ra nhưng các khối lặng đọng lại được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới, bao gồm dải Moeraki ở New Zealand và các dải ven bờ thuộc hồ Huron bang Ontario.Chúng thường có thành phần là các khoáng chất các bon, hoặc các khoáng chất silica hoặc sắt oxit.
Những khối hình cầu còn được tìm thấy ở sa mạc Đông Kazakhstan và bờ biển hạt Mendocino bang California.
Chúng hình thành khi trầm tích tập trung xung quanh một lõi cứng ví dụ một mảnh vỏ hoặc hoá thạch. Nước chảy qua lớp trầm tích để lại khoáng chất mà qua nhiều năm kết chặt lại tạo nên một loại xi măng tự nhiên.
‘Quá trình này dẫn đến sự định khối hình cầu’. Yakunia nói. Ngọc trai hình thành trong con trai khi một hạt cát chui vào trong vỏ trai và nó bắt đầu bồi đắp khoáng chất xung quanh hạt cát đó để bảo vệ mình. Các tảng đá này được phát hiện bởi các thợ mỏ và hiện đang được trưng bày tại khu mỏ.
‘Mười tảng đá này to bằng khoảng nửa người với đường kính khoảng 1 mét và tròn mịn gần như hoàn hảo.’ Một người dân cho biết.