Đối với người dân Tứ Xuyên, Trung Quốc, thời gian đã ngừng lại vào lúc 14h28' ngày 12/5/2008 khi một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter cướp đi sinh mạng của 87.000 người, làm 370.00 người bị thương và khiến cho gần 5 triệu người mất nhà cửa.
Cơn đại địa chấn này đã trở thành một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Ngày 17/5/2018, khu vực phụ cận tỉnh A Bối Lý, Tứ Xuyên rúng động bởi cơn địa chấn 6.5 độ Richter, nhiều người dân tìm cách chạy thoát.
Mười năm sau thảm họa, hầu hết những người sống sót đều đã có nhà mới, cuôc sống mới ở cách vị trí động đất 30km. Nhưng cho đến nay, người dân Trung Quốc vẫn không thể quên được những nỗi đau đớn, ám ảnh mà trận động đất kinh hoàng năm 2008 từng gây ra cho họ.
Trong đó, huyện Bắc Xuyên - khu vực cách tâm chấn chỉ vài chục km - là nơi bị tàn phá nặng nề nhất. Hàng chục cơ quan nhà nước, Tòa án, Cục dân chính, trường học, hàng ngàn căn hộ của người dân... đã bị chìm lấp dưới lớp đất đá nham nhở.
Hàng chục nghìn người phải thức trắng đêm, run rẩy trong cơn hoảng loạn vì không còn chỗ trú ngụ, vì không còn người thân ở cạnh bên, hay vì mải miết tìm kiếm cứu nạn những người còn đang thoi thóp giữa đống đổ nát.
Động đất Tứ Xuyên, hay còn gọi là Tứ Xuyên đại địa chấn, xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào lúc 14h28' ngày 12/5/2008 với cường độ 7,8 độ Richter.
Tâm chấn thuộc huyện Vấn Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 90km về phía Tây - Tây Bắc.
Cơn địa chấn này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách 1.500km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1.700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan, và cả thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận động đất Đường Sơn 1976 giết chết hơn 250.000 người.
Dưới đây là những hình ảnh về khu di tích động đất ở huyện Bắc Xuyên, nơi lưu giữ những nỗi mất mát, những ký ức đau thương của người dân trung Quốc:
Ngày 13/5/2008, toàn bộ lực lượng quân được lệnh đến cứu hộ tại thị trấn trong núi Long Môn và di chuyển người bị thương ra ngoài, bất chấp trời mưa lớn.
Một cô bé vừa được cứu thoát khỏi trận động đất.
Tại phụ cận Tứ Xuyên, nhân viên cứu hộ cứu sống một chú chó bị mắc kẹt.
Ngày 14/5, đội cứu hộ tìm thấy một người bị mặc kẹt còn sống tại Bắc Xuyên.
Những chiếc giầy còn sót lại trong một căn nhà gỗ tang thương tại tỉnh Ôn Xuyên.
Sau vị động đất, một đôi vợ chồng trẻ nấu ăn trên chính căn nhà đổ nát của mình.
Ngày 13/5, người ta tìm thấy một bé gái bị thương trong trận động đất.
Khung cảnh tan hoang của một thị trấn.
Cô bé 14 tuổi, Từ Quế Linh đang chải đầu trước tấm kính của một chiếc tủ đựng quần áo đã nghiêng đổ.
Nhiều trường học tại Bắc Xuyên đã bị sụp đổ hoàn toàn bởi trận động đất.
Ngày 15/5. đội cứu hộ tìm thaays những chiếc cặp sách trong trường tiểu học tại thị trấn Hồng Bạch. Ngôi trường đã sụp độ hoàn toàn và cướp đi sinh mạng của các học sinh trong trường. Đội cứu hộ đang tìm kiếm những vật còn sót lại của các em để các gia đình xác nhận.
Ngày 13/5, cậu bé Liêu Ba bị vùi trong đống đổ nát tại trung tâm khu vực động đất và bị thương nghiêm trọng. Bạn thân của cậu, Lý Dương, vẫn luôn đứng cầm bình truyền dịch thay cậu. Sau vụ động đất, Liêu Ba được cứu sống.
Một người đàn ông liên tục kêu tên anh trai mình, nhưng căn nhà của gia đình người anh trai sinh sống đã biến mất hoàn toàn trong đống đổ nát.
Trung tâm giáo dục tại Bắc Xuyên nằm trong khu vực thành phố đã bị phá hủy.
Ngày 19/5, Dòng nước mắt của cậu bé còn sống sót sau khi ngôi trường của cậu tại Thành Đô, Trung Quốc sụp đổ trong cơn động đất.
Đội cứu hộ của Hàn Quốc làm việc tích cực tại huyện Thanh Xuyên, Tứ Xuyên.
4h chiều tại trung tâm xã Vũ Lý dân tộc Khương, một bác sĩ tay cầm điện thoại, lần đầu tiên nói chuyện với thế giới bên ngoài sau trận động đất đã bật khóc: "Đã có 4 người chết rồi".
Bà Liu Guizhen, 95 tuổi ngồi trong căn nhà đổ nát của mình sau trận động đất. Căn nhà bà nằm thuộc một ngôi làng nằm trong ngọn núi của huyện Bắc Xuyên, tính Tứ Xuyên. Bà là một trong những người sống sót còn lại của làng. (Ảnh: RT).
Ông Ma Qingan đi qua những cánh cửa để rời khỏi ngôi nhà cũ của mình ở Ôn Xuyên, Tứ Xuyên. Căn nhà của ông đã bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất xảy ra vào ngày 12/5/2008. (Ảnh RT).