Chỉ sau 5 tuần tin tức về mỏ vàng Serra Pelada lan truyền, đã có đến hơn 10.000 người đầu cơ tụ tập tại khu vực này với hy vọng làm giàu nhanh chóng. Có người đào được cả khối vàng nặng đến gần 6 ký.
Những chiếc lỗ sâu từ 2-3 mét xuất hiện chi chít trên mặt đất, càng lúc càng bị đào sâu và mở rộng ra toàn bộ khu vực tạo thành một cái hố khổng lồ. Đến tháng 5 năm 1980, có khoảng 4.000 thợ mỏ đã có mặt tại đây.
Những công nhân đào bới được gọi là garimpeiro, họ có nhiệm vụ đào đất cho vào từng bao tải nhỏ sau đó vác bao leo lên từng bậc đá, trèo qua những chiếc thang gỗ lên đến miệng mỏ để bắt đầu công đoạn đãi vàng.
Vào lúc đỉnh điểm, từng có đến 100.000 garimpeiro đã làm việc bên dưới mỏ vàng Serra Pelada. Cùng với sự bùng nổ của công cuộc đào vàng kéo theo là những tệ nạn tăng cao trong khu vực.
Theo ghi nhận có khoảng 60-80 vụ giết người từng xảy ra mỗi tháng tại Serra Pelada nhưng không được giải quyết. Mại dâm, tình trạng bạo lực, tống tiền xuất hiện tràn lan.
Đến năm 1986, mỏ vàng Serra Pelada đã không chịu nổi sự khai thác quá mức của con người. Những mỏm đất liên tục sạt lở, kèm theo là tình trạng mưa lớn và lũ lụt khiến cho mỏ vàng buộc phải đóng cửa.
Hơn 20 năm tiếp theo, Serra Pelada một thời sầm uất chỉ còn lại là một hồ nước lớn bị bỏ hoang trong tình trạng ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng đến cả những dòng sông, suối xung quanh đó. Lượng thủy ngân khổng lồ vô cùng độc hại từng được sử dụng trong việc chiết xuất vàng đã ngấm sâu vào lòng đất, lan tỏa đến từng thớ đất, gốc cây, ngọn cỏ… để lại những hậu quả nặng nề và trở thành một bài học xương máu đối với ngành công nghiệp đào vàng những năm sau này.
Trong 6 năm hoạt động, có tổng cộng khoảng 44.5 tấn vàng từng được khai thác ở Serra Pelada nhưng ước tính có đến 90% trong số đó đã được tuồn ra ngoài buôn bán ở thị trường chợ đen.
Hơn 20 năm tiếp theo, Serra Pelada một thời sầm uất chỉ còn lại là một hồ nước lớn bị bỏ hoang trong tình trạng ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng đến cả những dòng sông, suối xung quanh đó.
(Nguồn: Mashable, mineriamexico)