Những đứa trẻ IQ cao thường có 4 hành vi lập dị này!

Thanh Hương |

Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có những "đặc điểm lập dị" như sau.

Nhiều nhà khoa học, nhà phát minh nổi tiếng có một số hành vi "lập dị" khi con nhỏ. Chẳng hạn, thiên tài Albert Einstein khi còn nhỏ thường bị gọi là "ngu ngốc" vì ông có trí nhớ kém và không phải lúc nào cũng có thể nhớ được những gì người khác nói. Ai cũng nghĩ Einstein lớn lên sẽ bất tài nhưng không ngờ ông lại trở thành nhà Vật lý nổi tiếng thế giới.

Sau khi Einstein trở nên nổi tiếng, ông đã trả lời câu hỏi về trí nhớ kém của mình trong một cuộc phỏng vấn.

Hóa ra trong nhận thức của Einstein, không phải ông có trí nhớ kém mà chỉ đơn giản là ông không muốn nhớ những thứ mà ông cho là vô dụng, chẳng hạn như kiến thức trong sách hay những gì người khác nói. Ông sẽ kiềm chế bản thân để tập trung nghiên cứu và không bị thế giới bên ngoài làm phiền. Sự kiểm soát phi thường này đã dẫn đến những việc làm vĩ đại của ông.

Đối với một đứa trẻ có "trí nhớ kém" như Einstein, có thể phần lớn cha mẹ đều cho rằng con mình "không đủ thông minh". Định kiến này vô tình khiến cha mẹ bỏ lỡ cơ hội trau dồi "thiên tài". Trên thực tế, trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ một số "sự lập dị" về nhiều mặt. Cha mẹ nên quan sát thật kỹ và đừng vội dập tắt sự "thiên tài".

Theo đó, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có những "đặc điểm lập dị" như sau:

1. Bị những thứ mới mẻ, thú vị thu hút

Hầu hết trẻ em đều ngoan ngoãn làm theo những điều giáo viên nói. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có biểu hiện "bất thường", thiếu tập trung, không nghe lời giáo viên và dễ bị thu hút bởi những điều mới mẻ, thú vị. Kiểu hành vi này có thể bị coi là hành vi xấu trong mắt người lớn nhưng thực chất đó là việc trẻ thể hiện kỹ năng quan sát của mình.

Những đứa trẻ IQ cao thường có 4 hành vi lập dị này!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Thích quan sát những điều nhỏ nhặt

Trẻ em thực sự rất thích quan sát những điều nhỏ nhặt. Ví dụ, nếu có kiến di chuyển trên mặt đất, chúng có thể ngồi nhìn chằm chằm.

Cha mẹ không nên can thiệp vào thời điểm này, dù những điều con đang học có ý nghĩa hay không thì hãy cứ để con được tự do phát triển. Đây mới là sự thấu hiểu lớn nhất.

3. Thường nhìn chằm chằm vào thứ gì đó trong một khoảng thời gian dài.

Bộ não con người luôn ở trạng thái chuyển động liên tục. Tuy nhiên, khi trẻ ngây người, nhìn chằm chằm vào thứ gì đó, không có nghĩa là trẻ không suy nghĩ. Đặc biệt là khi trẻ nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó trong một thời gian dài. Trẻ có thể đang suy nghĩ, quan sát một thứ gì đó khiến trẻ tò mò.

4. Nhạy cảm với người lạ hoặc việc thay đổi môi trường

Trẻ bắt đầu khóc khi đi vào môi trường xa lạ và tránh xa người lạ - Đây không hoàn toàn là biểu hiện của sự hướng nội. Nếu một đứa trẻ có thể phản ứng kịp thời với người lạ hoặc môi trường xa lạ, điều đó chỉ cho thấy đứa trẻ có tính cảnh giác cao và là dấu hiệu của sự thông minh.

Nếu một đứa trẻ sinh ra đã có tiềm năng "IQ cao" thì cha mẹ phải khai thác, dạy dỗ trẻ một cách hợp lý để khả năng này được phát triển lâu dài. Nếu dạy dỗ không đúng cách sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Vậy làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của trẻ có trí thông minh cao? Đầu tiên, đừng ngăn cản những điều "kỳ quặc" của con. Nếu con thích ngồi ngắm đàn kiến, hãy cứ để con được ngồi quan sát. Thứ hai, hãy khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ học tập những điều mới.

Nếu phát hiện trẻ có năng khiếu nào đó, cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Đôi khi trẻ có ý tưởng nhưng lại không đủ can đảm để thực hiện chúng, cha mẹ hãy khuyến khích. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách ghi chép, ghi âm những điều mình khám phá ra được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại