Với đa phần các quốc gia trên thế giới, nam giới luôn được coi trọng hơn và có nhiều quyền lợi trong xã hội. Họ được phép tham gia vào nhiều hoạt động của cộng đồng, địa phương trong khi phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt.
Dù cuộc sống hiện đại đã có cái nhìn cởi mở hơn về vai trò và những việc được làm của người phụ nữ, vẫn tồn tại những điều không dành cho "phái yếu". Tại xứ sở mặt trời mọc,phụ nữ cũng bị hạn chế và cấm làm những điều dưới đây.
1. Cấm trèo lên đỉnh núi Omine
Lý do: phụ nữ có thể khiến mọi người "xao nhãng"
Nếu bạn từng mơ ước được leo lên đỉnh núi Omine tại tỉnh Nara (hay còn được gọi bằng cái tên đỉnh Sanjo) - di sản được UNESCO công nhận và nằm trong top 100 ngọn núi nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, hãy ước luôn rằng quy định cấm phụ nữ tới đây cũng được bãi bỏ!
Tại đây, phụ nữ bị cấm leo lên núi Omine. Quy định này có từ thời xa xưa vì theo truyền thống của đạo Shinto, sự xuất hiện của phụ nữ tại khu vực này sẽ khiến các tín đồ hành hương nam bị xao nhãng khỏi nhiệm vụ hành đạo của mình.
Tuy nhiên, dù bây giờ không còn những tín đồ hành hương như trước nữa nhưng quy định này vẫn không được gỡ bỏ.
Tấm bia đá với dòng chữ "nyonin kekkai", có nghĩa là cấm phụ nữ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, ban quản lý di tích đã nới lỏng quy định cấm phụ nữ leo núi Omine một chút.
Ban quản lý cho biết có thể sẽ không có bảo vệ cấm bạn tiến vào khu vực núi Omine nhưng những người dân địa phương, với niềm kiêu hãnh và tuân thủ các quy định ngàn đời, sẽ đánh giá và tỏ thái độ nếu họ thấy những người phụ nữ tới đây.
"Quy định của ngọn núi thiêng Omine-san nghiêm cấm phụ nữ bước qua cánh cổng này, theo truyền thống tôn giáo có từ lâu đời".
2. Cấm phụ nữ bước vào sân đấu Sumo, tham gia thi đấu và các tín ngưỡng liên quan
Lý do: phụ nữ xúc phạm sự trong sạch của sàn đấu Sumo
Hiệp hội Sumo tại Nhật Bản cho biết rằng từ lâu, phụ nữ đã bị cấm tham gia các hoạt động liên quan tới một vật truyền thống này. Vì thế, việc thay đổi luật lệ hàng thế kỷ là một sự không tôn trọng với tổ tiên.
Phụ nữ không được phép tham gia vào các hoạt động liên quan tới môn Sumo, từ việc thi đấu, thực hiện các nghi lễ Sumo truyền thống cho tới... trao giải cho các vận động viên!
Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ được coi là không trong sạch.
Sumo vốn là một nghi lễ linh thiêng, liên quan tới các yếu tố tôn giáo và tỏ lòng thành kính với thần thành nên phụ nữ sẽ không được tham gia môn thể thao này để không làm vấy bẩn, tổn hại đến sự trong sạch của sàn đấu Sumo.
3. Phụ nữ không được ở trong các khách sạn con nhộng
Lý do: nhắm vào đối tượng là các nhân viên nam
Bạn có thể nghe rằng các khách sạn con nhộng tại Nhật chỉ cho phép nam tới ở. Điều này không đúng vì đại đa số chỉ dành cho nam, chứ không phải tất cả. Tuy nhiên, có thể nói rằng quy tắc đó không tồn tại bây giờ nữa bởi vì có nhiều khách sạn con nhộng cho phép phụ nữ ở.
Trên thực tế, nếu một người phụ nữ vô tình chọn một khách sạn con nhộng để ở, họ sẽ bị từ chối 99/100 lần. Vì thế, chính xác nhất thì có thể nói rằng, phụ nữ không được cho phép ở PHẦN LỚN các khách sạn con nhộng.
Loại hình cơ sở lưu trú giá rẻ này khá phổ biến ở Nhật với các căn phòng nhỏ có hình ống.
Ban đầu, nó chỉ dành cho nam giới khi chủ các cơ sở khách sạn này tập trung vào nhóm khách hàng nam thường say xỉn đêm khuya và lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà (thỉnh thoảng, các nữ nhân viên say xỉn cũng phải ở trong các căn phòng như vậy; hoặc nếu họ có nhiều tiền hơn thì có thể ở khách sạn riêng tư hơn).
Một vài khách sạn con nhộng nhận ra rằng nhiều phụ nữ cũng phải làm việc muộn hay uống rượu say xỉn mà không kịp về nhà nên sắp xếp thêm các tầng dành cho phụ nữ, nhưng không nhiều.
Tuy nhiên, nó cũng chỉ xuất hiện ở thành phố mà thôi chứ ở nông thôn thì hầu hết chỉ dành cho nam.
4. Phụ nữ bị cấm trở thành đầu bếp sushi
Lý do: tay phụ nữ thường ấm nên có thể làm hỏng hương vị sushi
Vấn đề này đã được thảo luận rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Thậm chí, trên đài truyền thanh quốc gia tại Mỹ, họ còn coi nó là một "huyền thoại đô thị".
Trong khi nhiều ông chồng vẫn vui vẻ nếu vợ mình làm sushi ở nhà, đa phần người Nhật đều không nghĩ rằng phụ nữ có thể trở thành đầu bếp sushi. Đây được coi là lĩnh vực mà nam giới "thống trị" ở Nhật Bản.
Con trai của Jiro Ono, chủ nhà hàng Sukiyabashi Jiro - một nhà hàng được 3 sao Michelin tại Nhật Bản, từng phát biểu trên blog của Wall Street Journal rằng phụ nữ không nên trở thành đầu bếp sushi vì họ thường tới tháng.
"Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải có khả năng cảm nhận đồ ăn một cách ổn định.
Tuy nhiên, vì phụ nữ thường có kinh nguyện mỗi tháng nên điều đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị của họ. Và đó là lý do họ không thể trở thành đầu bếp sushi được", anh cho biết.
Có lẽ, đây chỉ là một giả thuyết và ý kiến cá nhân không có tính thuyết phục. Người khác cho rằng phụ nữ có tay thường ấm hơn nam giới nên có thể làm hỏng hương vị sushi.