Những chỗ "cực bẩn" trong phòng ngủ ít ai ngờ tới

Minh Hoa |

Nhiều người cố gắng mua sắm tranh ảnh, hoa tươi,… để phòng ngủ trở nên đẹp mắt, thơm tho nhưng lại bỏ quên việc vệ sinh những nơi "siêu bẩn" trong căn phòng này.

Công tắc, tay nắm cửa

Công tắc và tay nắm cửa là vị trí chứa nhiều vi khuẩn vì có nhiều người chạm vào nhưng hiếm khi gia chủ nghĩ đến việc làm sạch nó. Để bảo vệ sức khỏe, khi quét dọn phòng ngủ , bạn hãy vệ sinh cả công tắc và tay nắm cửa. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc vệ sinh các bề mặt mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc càng trở nên quan trọng.

Thảm

Những chỗ cực bẩn trong phòng ngủ ít ai ngờ tới - Ảnh 1.

Thảm trong phòng ngủ cần được hút bụi hàng tuần và giặt sau vài tháng. Ảnh minh họa.

Thông thường chúng ta bố trí một chiếc thảm nhỏ để lau chân hay thảm lớn đặt sát chân giường. Những tấm thảm mềm mại và khiến người dùng thoải mái khi đi chân trần nên nó là lựa chọn phổ biến cho phòng ngủ.

Tuy nhiên, thảm lại dễ bám bụi, phấn hoa, lông động vật, chất bẩn từ giày và chân, thậm chí có thể là nơi trú ngụ của bọ chét nếu bạn nuôi thú cưng. Theo các chuyên gia, thảm cần được hút bụi hàng tuần và giặt sau vài tháng.

Rèm, mành cửa sổ

Rèm là nơi dễ tích bụi bẩn nhưng ít được thay mới thường xuyên. Tốt nhất bạn nên tháo chúng ra giặt tại nhà hoặc mang ra tiệm để đảm bảo rèm luôn sạch sẽ. Nếu dùng mành tre hoặc nhựa, bạn nên hút bụi rồi lau kỹ bằng khăn vải để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ.

Ruột gối

Những chỗ cực bẩn trong phòng ngủ ít ai ngờ tới - Ảnh 2.

Không chỉ vỏ gối, ruột gối cũng cần thường xuyên được làm sạch và thay mới. Ảnh minh họa.

Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ cần thay vỏ gối thường xuyên là đã sạch, nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế, ngày nào chúng ta cũng nằm gối và mồ hôi, bụi bẩn có thể bám vào bên trong ruột gối. Lâu ngày, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại rồi sinh sôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe , nhất là vấn đề liên quan đến làn da. Chính vì vậy, bên cạnh thay vỏ gối, chúng ta cũng cần phải thay cả ruột gối.

Đệm

Không chỉ gối, rèm cửa, công tắc mà đệm cũng là một nơi lý tưởng cho vi khuẩn, bụi mạt bám vào. Do đó, bạn cần vệ sinh đệm thường xuyên. Nên bảo vệ đệm bằng lớp vỏ. Khi trời nắng, nên mang đệm ra phơi, đều đặn thay bọc đệm.

Máy tạo ẩm (máy phun sương)

Đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm bớt hiện tượng không khí khô hanh trong nhà, nhưng nếu quên thay nước hàng ngày hoặc không vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên, bạn có thể sớm phải đương đầu với tác động của nấm mốc, do nấm mốc tồn tại và phát triển trong máy. Cần thay nước máy tạo ẩm hàng ngày và vệ sinh máy ít nhất 1 lần/tuần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại