Những chiếc lồng treo lơ lửng dưới biển nhiều tháng liền và kết quả bất ngờ khi kéo lên

Hoa Hướng Dương |

Vịnh Abe có khoảng 300 trang trại tồn tại hơn 70 năm, hiện nay ngành nghề này vẫn thu hút được người dân địa phương vì lợi nhuận khủng mà nó mang lại.

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Tại vịnh Ago, thành phố Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, một nghề truyền thông mang lại giá trị rất cao vẫn được duy trì tới ngày hôm nay. Tuy nhiên nếu như trước kia, người ra chỉ thu hoạch sản vật này một cách tự nhiên thì giờ đây người dân lại sử dụng phương pháp hoàn toàn nhân tạo.

Những chiếc lồng treo lơ lửng dưới biển nhiều tháng liền và kết quả bất ngờ khi kéo lên - Ảnh 1.

Vịnh Ago, thành phố Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản. Ảnh: Pinterest

Đó chính là nghề nuôi cấy ngọc trai, việc lặn và thu hoạch ngọc trai dưới đáy biển là một việc không hề dễ dàng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cũng như sản lượng không ổn định. Do đó việc nuôi cấy nhân tạo đã dần thay thế phương pháp khai thác cũ.

Vậy quy trình làm nên một hạt ngọc trai nhân tạo ra sao?

a. Nuôi lớn hàu ngọc trai

Để nuôi cấy ngọc trai, người ta phải tạo nên các trang trại nổi kết bằng tre ven bờ biển, những bè nổi này có tác dụng làm vật neo giữ những chiếc lồng nuôi con hàu ở bên dưới. Sở dĩ người ta lại chọn hàu thay cho trai vì địa hình của vịnh Ago rất độc đáo.

Xung quanh vịnh biển có rất nhiều núi cao gần biển, do đó môi trường của vịnh có rất nhiều chất dinh dưỡng khiến các sinh vật phù du kéo đến đây để lấy thức ăn. Đây cũng chính là nguồn thức ăn chính của những con hàu ngọc trai Akoya (Tên khoa học: Pinctada fucata).

Những chiếc lồng treo lơ lửng dưới biển nhiều tháng liền và kết quả bất ngờ khi kéo lên - Ảnh 2.

Làm sạch sinh vật phù du ký sinh trên vỏ hàu. Ảnh: Phys

Những con hàu được nuôi lớn bằng các sinh vật phù du cho đến khi đạt kích thước khoảng 2 mm (mỗi ngày được cho ăn từ 2 đến 3 lần) trong trang trại trung tâm trước khi đưa chúng xuống các lồng treo dưới nước.

Khi các con hàu lớn đủ kích thước như trên thì chúng sẽ được đưa ra các trang trại nổi trên biển vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Tại môi trường này, chúng sẽ được thả vào các lồng lưới cho đến khi đạt kích thước bằng đồng xu (tháng 8).

b. Làm sạch sinh vật ký sinh bám trên bề mặt hàu

Nuôi hàu lấy ngọc là một công việc không hề đơn giản vì người nuôi sẽ phải liên tục kiểm tra các lồng nuôi hàu và vớt chúng lên để làm công tác vệ sinh lớp vỏ (dùng bàn chải để cọ xát, loại bỏ những sinh vật bám ký sinh trên vỏ hàu). 

Những chiếc lồng cũng được vệ sinh kỹ lưỡng, sạch sẽ trước khi những con hàu lại được thả xuống dưới nước biển. 

Những chiếc lồng treo lơ lửng dưới biển nhiều tháng liền và kết quả bất ngờ khi kéo lên - Ảnh 4.

Nuôi cấy ngọc trai là công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tỉ mỉ. Ảnh: United Nations University

c. Cấy nhân mô vào hàu và thu hoạch

Nước biển ở vịnh Ago cũng rất lặng nên đây là môi trường tối ưu để hàu có thể phát triển tốt nhất, khi hàu đến tuổi trưởng thành thì chúng sẽ được chuyển vào các lồng đặc biệt (có lỗ rất nhỏ) nên chúng không thể ăn hay thở dễ dàng.

Điều này sẽ khiến các con hàu phải mở miệng để cố gắng thở hay lấy thức ăn, khi đó người ta sẽ kéo chúng lên rồi bắt đầu quá trình cấy nhân mô. Để dễ dàng và thuận lợi cho việc cấy thì các con hàu (đang mở nắp) sẽ được chặn miệng lại bằng một cái kẹp.

Tiếp đến, con hàu sẽ được cấy nhân mô (là một mảnh vỏ con hàu đã được đánh bóng và làm tròn cùng với một mảnh nhỏ mô lấy từ một con hàu khác rồi cấy vào cơ quan sinh dục của con hàu để làm xúc tác tạo ngọc).

Dụng cụ sử dụng trong quá trình cấy khá giống với dụng cụ trong nha khoa, người cấy phải có bàn tay vô cùng khéo léo như các bác sĩ phẫu thuật để cấy nhân mô vào con hàu (đang bị kẹp ở miệng khiến chúng không thể đóng vỏ).

Những chiếc lồng treo lơ lửng dưới biển nhiều tháng liền và kết quả bất ngờ khi kéo lên - Ảnh 6.

Ngọc trai nhân tạo cũng có giá trị rất cao. Ảnh: Matcha

Khi quá trình cấy nhân đã xong, những con hàu sẽ có thời gian phục hồi (vì đã nhịn đói và sống trong môi trường thiếu dưỡng khí), chúng sẽ được xếp vào lồng rồi đặt dưới nước biển tĩnh lặng để hồi phục vết thương.

Sau khi nhân mô được người ta cấy vào thì con hàu sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt nhân mô để tạo thành ngọc trai. Một vài tháng sau, người ta sẽ vớt những chiếc lồng lên rồi dùng tia X-quang để kiểm tra những con hàu có ngọc trai xem các hạt ngọc có đặt đúng vị trí.

Những con hàu đạt tiêu chuẩn sẽ được cho vào một chiếc lưới có tên Fukinagashi và được đặt dưới nước biển lặng cho đến sáu tháng sau, lúc này người nuôi sẽ kéo các lưới Fukinagashi lên để thu hoạch ngọc trai.

Không chỉ thu hoạch ngọc mà phần cơ khép của hàu cũng có giá trị dinh dưỡng rất lớn, người ta sẽ dùng nó để chế biến các món ăn tươi ngon như Sashimi, Tempura, áp chảo... Tuy không bằng ngọc trai tự nhiên nhưng giá trị của ngọc trai nhân tạo cũng rất cao.

Xem video:

Nghề làm ngọc trai ở Nhật Bản

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại