Kể từ khi châu Mỹ được phát hiện từ thế kỷ thứ 15 đến nay, kéo theo vô số những cuộc thám hiểm đến tận cùng ngõ ngách trên Trái đất. Ngỡ như không còn gì để con người khám phá trên hành tinh này nữa. Tuy nhiên, sự thực là Trái đất vẫn còn đầy những điều bất ngờ và bí ẩn mà chúng ta còn chưa hiểu rõ.
Từ cấu tạo đầy đủ của Trái đất cho đến đại dương khổng lồ dưới lòng đất, dưới đây là những điều thú vị mà hành tinh xanh đang ẩn chứa chờ chúng ta khám phá.
1. Không ai rõ cấu tạo lớp giữa Trái Đất là gì
Các nhà nghiên cứu địa chấn cho rằng lớp lõi trong cùng của hành tinh có dạng rắn, và lớp lõi bên ngoài là dạng dung nham nóng chảy. Tiếp theo là một lớp trung gian gọi là lớp phủ hoặc lớp manti, nằm ở độ sâu từ 30 đến 2.900 km, và ngoài cùng là lớp vỏ đất đá có thể trượt đi tự do.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết lớp manti được làm từ gì vì chúng ta chưa thể đào sâu xuống tận lớp này hay có những bằng chứng về cấu tạo của nó. Hố sâu nhất mà còn người có thể đào được tính đến nay là Hố khoan Kola ở Nga, mới sâu có 12.3 km.
Hố sâu nhất mà còn người có thể đào được là Hố khoan Kola ở Nga.
2. Hai cực có thể hoán đổi cho nhau
Trong tương lai, hai cực có thể đảo chiều cho nhau.
Hai cực từ của Trái đất có thể thay đổi vị trí và thậm chí đổi chiều cho nhau. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh là đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trái đất.
Lần cuối cùng đổi cực là cách đây 10 triệu năm về trước, và rất có thể điều này sẽ lặp lại lần nữa trong tương lai. Dù vậy, chưa có ai hiểu rõ bằng cách nào hiện tượng này có thể xảy ra cả.
3. Từng có hai Mặt trăng, chứ không phải một
Hai Mặt trăng từng là chuyện có thật trên Trái đất.
Các nhà khoa học khẳng định rằng Trái đất từng có hai vệ tinh tự nhiên cách đây 4.6 triệu năm về trước. Vệ tinh thứ hai có đường kính khoảng 1.200 km và tồn tại với cùng quỹ đạo với Mặt trăng cho đến khi chúng va vào nhau. Có lẽ biến cố đó giải thích tại sao hai nửa của Mặt trăng ngày nay lại khác nhau đến thế.
4. Trái đất thực ra quay rất nhanh
Tốc độ quay của Trái Đất là 1,600 km/h, tương đương tốc độ một chiếc xe siêu thanh.
Con người có thể sinh sống và hoạt động một cách bình thường khi đứng trên mặt đất vì chúng ta đã quen với chuyển động quay của Trái đất mà không bị chóng mặt.
Trên thực tế, Trái đất quay với tốc độ kinh khủng: 1.600 km/h, tương đương tốc độ một chiếc xe siêu thanh, và nó còn nhanh hơn khi quay quanh Mặt trời với tốc độ 108.000 km/h.
Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được điều này khi tốc độ Trái đất đột ngột thay đổi. Vì Trái đất luôn luôn quay đều và cộng thêm lực hấp dẫn, chúng ta không cảm thấy gì cả.
5. Thời gian đang “dài ra” mỗi ngày
Ước mơ một ngày có thêm một giờ của nhiều người sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.
Cách đây 620 triệu năm trước, một ngày trên Trái đất dài khoảng 21.9 tiếng đồng hồ; nguyên do là vì Trái đất càng ngày càng quay chậm lại. Tuy nhiên độ thay đổi này là chỉ 70 mili giây mỗi 100 năm mà thôi, vì thế phải mất thêm 100 triệu năm nữa thì một ngày của chúng ta mới dài 25 giờ.
6. Trọng lực không phải chỗ nào cũng giống nhau
Trọng lực của Trái Đất là không đồng đều, vì thế có những nơi gần như không trọng lực.
Hành tinh của chúng ta không phải là hình cầu hoàn hảo, vì vậy sẽ có những vùng có trọng lực mạnh và vùng có trọng lực yếu khác nhau. Một trong số đó là Vịnh Hudson (Canada), nơi được mệnh danh là địa điểm hầu như không trọng lực.
Việc thiếu trọng lực ở vịnh Hudson đã từng là bí ẩn trong nhiều năm, cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra nguyên nhân là do mật độ đất đá thấp ở đây, gây ra bởi sự tan nhanh của các sông băng.
7. Trái đất từng có màu tím
Trái Đất nguyên thủy của chúng ta có thể từng có màu tím mộng mơ như thế này.
Các loài thực vật cổ đại sử dụng chất retinal thay vì chlorophyll để hấp thụ ánh sáng, và chính chất này khiến chúng phản xạ lại các ánh sáng đỏ và xanh dương, khiến chúng trông có màu đỏ chứ không phải xanh lá như các thực vật ngày nay.
Do đó, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng Trái đất nguyên sơ từng được bao phủ bởi một màu tím của thực vật cổ đại.
8. Đại dương ẩn trong lòng đất
Nhờ chất "ringwoodite", các nhà khoa học tin rằng có một đại dương khổng lồ ngủ yên trong lòng đất.
Đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một biển nước khổng lồ nằm bên dưới bề mặt Trái đất tại độ sâu 410 – 660 km. Nó có niên đại khoảng 2.7 triệu năm tuổi, chịu lực ép cực kì lớn và lượng nước chứa trong đó ước tính lớn gấp ba lần lượng nước tất cả các đại dương trên bề mặt Trái đất.
Nhờ có việc thu thập được một loại khoáng chất có tên “ringwoodite” nằm ở lớp manti, các nhà khoa học khẳng định đây chính là bằng chứng cho thấy Trái đất có chứa một đại dương ngầm. Điều này cũng dẫn đến giả thuyết cho rằng các đại dương xuất hiện là nhờ một vụ “phun trào” nước ở sâu bên dưới lòng đất.
Nguồn: Brightside