Nhìn từ chuyến bay khiến hàng chục người thương vong của Singapore Airlines: Ngồi ở đâu và phải làm gì khi lên máy bay để an toàn hơn?

Huỳnh Duy |

Khi máy bay gặp nhiễu động hoặc bị bung cửa trên không, hành động này có thể quyết định sinh mệnh của hành khách.

Ngày 21/5, chuyến bay mang số hiệu SQ321 của Singapore Airlines chở 211 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn từ London đến Singapore gặp nhiễu động nghiêm trọng trong khoảng ba phút ở độ cao hơn 11.200 mét, khi đang bay trên lưu vực sông Irrawaddy của Myanmar.

Rung lắc dữ dội khi máy bay đi vào vùng nhiễu động khiến những người không thắt dây an toàn bị hất tung lên, đập đầu vào khoang hành lý, chỗ lắp đèn và khoang chứa mặt nạ dưỡng khí. Một hành khách Anh 73 tuổi thiệt mạng, nghi do lên cơn đau tim, và hơn 30 người bị thương.

Nhìn từ chuyến bay khiến hàng chục người thương vong của Singapore Airlines: Ngồi ở đâu và phải làm gì khi lên máy bay để an toàn hơn?- Ảnh 1.

Nhìn từ chuyến bay khiến hàng chục người thương vong của Singapore Airlines: Ngồi ở đâu và phải làm gì khi lên máy bay để an toàn hơn?- Ảnh 2.

Vụ tai nạn của hãng bay Singapore cho thấy số lượng thương vong trầm trọng hơn do một nhóm hành khách không thắt dây an toàn.

Thắt dây an toàn là việc rất quan trọng khi ngồi trên máy bay

Kể từ khi máy ổn định chỗ ngồi trên máy bay, hành khách luôn được yêu cầu giữ nguyên vị trí và cài dây an toàn, bởi hành động này có thể quyết định sinh mệnh của hành khách.

Theo đó, thiết kế dây an toàn của máy bay có tác dụng cố định cơ thể với ghế máy bay và giảm thiểu chấn thương khi máy bay bị va chạm, xóc hay hạ độ cao đột ngột. Thông thường, khi lên máy bay hành khách sẽ được tiếp viên hướng dẫn và yêu cầu thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay.

Nhìn từ chuyến bay khiến hàng chục người thương vong của Singapore Airlines: Ngồi ở đâu và phải làm gì khi lên máy bay để an toàn hơn?- Ảnh 3.

Khi hạ cánh xuống đường băng, hành khách thường được tiếp viên trưởng thông báo về việc vẫn phải ngồi yên tại chỗ và giữ nguyên dây an toàn cho tới khi máy bay dừng hẳn và đèn hiệu tắt.

Việc thắt dây an toàn được yêu cầu duy trì từ khi máy bay cất cánh cho đến khi máy bay đã hạ cánh, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như phi hành đoàn. Đặc biệt, sau khi hạ cánh, máy bay vẫn tiếp tục di chuyển để đến sân đỗ để trả khách. Quãng đường này cũng khá dài, lúc này máy bay vẫn tiếp tục di chuyển trên đường bay bằng phẳng và hành khách như đang ngồi trên một chiếc xe khách khổng lồ.

Chính vì vậy, lúc này việc thắt dây an toàn để đảm bảo giảm thiểu mọi nguy cơ có thể xảy ra như máy bay va chạm với chướng ngại vật hay cần phanh gấp. Bên cạnh đó, với không gian bị giới hạn trong máy bay, thì việc thắt dây an toàn tránh gây tổn thương nếu có tình huống bất ngờ xảy ra như mất đà, dẫn đến ngã, chấn thương.

Trên máy bay, ngồi vị trí nào là an toàn nhất?

Đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề "đâu mới là chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?" Để giải đáp câu hỏi này, tạp chí Time của Mỹ đã thống kê danh sách những chỗ ngồi có cơ hội sống sót nhiều nhất trên máy bay, dựa trên dữ liệu về tai nạn máy bay trong 35 năm qua từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Kết quả thống kê cho thấy, chỗ ngồi tại phần đuôi máy bay có tỷ lệ tử vong là 31%, so với 44% của chỗ ngồi ở phần thân và 51% của chỗ ngồi ở phần đầu.

Nhìn từ chuyến bay khiến hàng chục người thương vong của Singapore Airlines: Ngồi ở đâu và phải làm gì khi lên máy bay để an toàn hơn?- Ảnh 5.

Chỗ ngồi tại phần đuôi máy bay có tỷ lệ tử vong là 31%, so với 44% của chỗ ngồi ở phần thân và 51% của chỗ ngồi ở phần đầu. (Ảnh: Getty Images/iStockphoto)

Ngoài ra, Time cũng nhận thấy rằng những ghế ngồi chính giữa ở phần đuôi máy bay có tỷ lệ tử vong ở mức 28%, thấp nhất so với những vị trí còn lại trong một máy bay. Trong khi đó, chỗ ngồi có tỷ lệ tử vong cao nhất chính là hàng ghế bên hông ở phần thân máy bay, ở mức 44%, theo Time.

Dẫu vậy, Time cho biết rằng khả năng tử vong trong một vụ tai nạn máy bay phụ thuộc vào các tình huống liên quan đến vụ tai nạn nhiều hơn là việc hành khách ngồi ở đâu. "Nếu phần đuôi máy bay bị ảnh hưởng nặng nhất, thì những người ngồi ở khoảng giữa hoặc phần đầu có lẽ sẽ an toàn hơn những hành khách ngồi ở phần đuôi", Time bình luận.

"Chúng tôi nhận thấy có các trường hợp sống sót xảy ra ngẫu nhiên trong một số tai nạn. Cũng chính vì lý do này mà FAA và các chuyên gia an toàn hàng không đều cảnh báo rằng không có chỗ ngồi nào là an toàn nhất trên máy bay", Time cho biết thêm.

Sau cùng, tạp chí Time vẫn khẳng định rằng, máy bay là hình thức di chuyển rất an toàn và nó ngày càng trở nên an toàn hơn trong những thập niên gần đây.

"Nếu so với những phương tiện di chuyển khác, di chuyển bằng máy bay tương đối an toàn. Tỷ lệ tử vong khi đi bằng xe là 1/112, đi bộ là 1/700 và đi bằng xe hai bánh là 1/900. Còn đối với máy bay, tỷ lệ này chỉ ở mức 1/8.000", Time dẫn chứng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại