Nhìn nhận “tam hổ tướng” của tập đoàn Thục Hán và phương pháp dùng người từ góc độ doanh nghiệp hiện đại

A Độ |

Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung đứng ở góc độ doanh nghiệp hiện đại, họ đều là những phó tổng giám đốc mảng kinh doanh, mở rộng thị trường của tập đoàn Thục Hán. Những vị này, có người gia nhập công ty sớm, như Triệu Vân, có người gia nhập muộn, như Mã Siêu, còn Hoàng Trung gia nhập trong quá trình xây dựng tập đoàn. Ba người họ có điểm chung, nhưng cũng có sự khác biệt, vì vậy mà đối đãi cũng như phương thức sử dụng họ cũng tồn tại những cách khác nhau dựa vào từng tình huống cụ thể.

Về điểm chung

Trước tiên, họ đều là những người độc lập, có thể đảm nhiệm trọng trách ở một lĩnh vực, điểm mạnh là mở rộng và phát triển thị trường. 

Sơ yếu lý lịch của họ đầy rẫy những cuộc công thành dũng mãnh và danh sách dài dằng dặc những kẻ thù hùng mạnh bị tiêu diệt. 

Trong ngành, họ là những tướng mạnh về nghiệp vụ hàng đầu được đồng nghiệp tôn trọng và khiến đối thủ sợ hãi.

Thứ hai, họ trung thành tuyệt đối với tập đoàn Thục Hán. 

Có thể đơn giản là vì tình cảm gắn bó với một công ty mà họ phục vụ trong một thời gian dài, có thể là vì nhận được sự công nhận của Lưu tổng, hoặc là bởi phương thức quản lý và văn hóa doanh nghiệp đi sâu vào lòng người của Thục Hán… bất kể là vì lý do gì, sau khi gia nhập công ty, họ đều trở thành những nhân viên cốt cán với đầy lòng trung thành, tận tâm làm việc, không oán than ca hận. 

Giống như Triệu Vân, trong tình hình khó khăn của trận Trường Bản lúc bấy giờ, đến cả Trương Phi cũng nghi ngờ Triệu Vân phản bội theo Tào Tháo hưởng vinh hoa phú quý, nhưng Triệu Vân thực ra lại đang một mình đi giải cứu gia đình của chủ tịch, luôn một lòng trung thành, không do dự lựa chọn Lưu tổng.

Nhìn nhận “tam hổ tướng” của tập đoàn Thục Hán và phương pháp dùng người từ góc độ doanh nghiệp hiện đại - Ảnh 2.

Nhân vật Triệu Vân trên màn ảnh nhỏ.

Bản thân Mã Siêu cũng từng có một công ty riêng ở vùng Tây Bắc, vốn dĩ kinh doanh khá tốt, sau bị Tào Tháo làm cho phá sản, nhưng kể từ khi đầu quân cho tập đoàn của Lưu Bị, Mã Siêu luôn tận tâm tận lực. 

Một phó tổng giám của bộ phận hành chính của tập đoàn khi chuẩn bị khăn gói ra đi đã tìm tới Mã Siêu, khuyên Mã Siêu đi cùng, đồng thời mang theo hết tất cả các tài liệu mật về phát triển thị trường theo. Mã Siêu đã không do dự ngay lập tức đi tố giác người này.

Lão tướng Hoàng Trung sau khi gia nhập công ty cũng rất được tri ngộ. Hoàng Trung tuổi tác tuy cao, nhưng trước đó chỉ làm tới chức quản lý nghiệp vụ khi làm cho chi nhánh Trường Sa của công ty của Lưu Biểu, khi đó còn suýt bị đuổi việc chỉ vì uống rượu với Quan Vũ. 

Hoàng Trung luôn tự cảm thán, thân đầy bản lĩnh, nhưng từ đầu tới cuối vẫn không có người đánh giá cao, con đường sự nghiệp sợ khó có được bước đột phá. 

Không ngờ sau khi gia nhập tập đoàn Thục Hán, cả con đường sự nghiệp như được bừng sáng, liên tục được thăng tới chức phó tổng giám đốc mảng kinh doanh, phát triển thị trường, bước vào hàng ngũ lãnh đạo, đồng thời được Lưu Bị xếp vào hãng ngũ "Ngũ hổ tướng", chào đón mùa xuân đích thực của sự nghiệp, đãi ngộ tốt như vậy, Hoàng Trung có thể hai lòng được ư?

Nhìn nhận “tam hổ tướng” của tập đoàn Thục Hán và phương pháp dùng người từ góc độ doanh nghiệp hiện đại - Ảnh 4.

Nhân vật Mã Siêu trên màn ảnh nhỏ.

Điểm mạnh khác nhau, phương thức trọng dụng cũng khác nhau

Với Triệu Vân, tôi dùng chữ "tín" để miêu tả. Tín, không đơn giản chỉ là tín nhiệm thông thường, mà nó còn là niềm tin, là sự tin tưởng hết mình vào năng lực xử lý những cục diện phức tạp của Triệu Vân. 

Triệu Vân dựa vào chữ "dũng" mà vang danh, nhưng điều đáng quý nhất là Triệu Vân có một đại cục quan và một tinh thần trách nhiệm cao mà các tướng khác không có.

Chẳng hạn như khi Lưu Bị vừa mới vào Thành Đô, để nhanh chóng mở rộng thị trường các sản phẩm chính của mình, Lưu chủ tịch dự định thực hiện một số biện pháp gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng, nhưng đã nhanh chóng bị Triệu Vân ngăn lai.

Lại chẳng hạn như khi Lưu tổng vì muốn trả thù cho Quan Vũ mà đi đánh Tôn Quyền, vì Trương, Quan đều là thần tượng của nhân viên kinh doanh cấp dưới, nên mọi người ai cũng đắm chìm trong phẫn nộ, chỉ có duy nhất Triệu Vân ra sức thuyết phục đứng từ góc độ tình hình chung của công ty.

Vì sao khi Lưu Bị đi Giang Nam cầu thân, Gia Cát Lượng lại phái Triệu Vân đi cùng? 

Bởi khi Lưu Bị mắc kẹt tại nơi thôn quê ấm áp, phú quý chất đầy, những tướng lĩnh tầm thường sẽ chỉ nghĩ tới việc hưởng thụ phú quý nhàn rỗi, còn Triệu Vân lại nghĩ được rằng "Chủ công tham luyến nữ sắc", cứ như vậy là không được. Trong những tình huống cấp bách, chỉ có Triệu Vân mới có cái nhìn khách quan và lý tính nhất về vấn đề.

Đối với Hoàng Trung, tôi dùng chữ "kích" để bàn. "Kích" ở đây là sự mạnh mẽ, quyết liệt. Mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng Hoàng Trung khi còn trẻ cũng từng là một người hiếu thắng. 

Thủ hạ của Tào Tháo khi tới Hà Manh quan phát triển thị trường đã xảy ra tranh chấp với công ty Lưu gia, người phụ trách lúc bấy giờ là Hoắc Tuấn, Mạnh Đạt không thể giải quyết, cầu tổng bộ cứu giúp.

Đứng trước mặt lão Hoàng, Gia Cát Lượng cố ý nói trước mắt không ai có thể dùng được, đợi Trương Phi đi công tác về rồi hãy giải quyết, quả nhiên bị kích động, động tới tự ái, Hoàng Trung vỗ ngực nói lớn: "Hoàng Trung ta không phải kẻ vô dụng, việc này ta không giải quyết được, cứ trừ lương của ta!".

Cứ như vậy, Hoàng Trung xung phong, đằng đằng khí thế, đánh bại tay sai của Tào Tháo, địch lại Hạ Hầu Uyên, lập nên kì công chiếm lĩnh được cả một mảng thị trường lớn.

Nhìn nhận “tam hổ tướng” của tập đoàn Thục Hán và phương pháp dùng người từ góc độ doanh nghiệp hiện đại - Ảnh 6.

Nhân vật Hoàng Trung trên màn ảnh nhỏ.

Nói về Mã Siêu, tôi dùng chữ "độc" để miêu tả, độc ở đây là độc lập, chủ động. 

Mã Siêu dù gì cũng đã từng làm qua ông chủ, là chư hầu một phương, người như Mã Siêu để bị người khác gào đi hét lại thì không ổn, vì vậy, để Mã Siêu giữ chức phó tổng giám đốc, đảm nhận chức vụ đổng sự trưởng công ty chi nhánh, để Mã Siêu độc lập điều hành vành đai phía Tây của nhà Thục đối diện với khu vực của các dân tộc du mục Tây Bắc, trọng dụng ngang với Trương Phi, Quan Vũ.

Quan điểm vận hành: tạo mọi điều kiện để cấp dưới phát huy sở trường, sở trường khác nhau, phương pháp trọng dụng cũng khác nhau

Xã hội hiện đại, phân công chuyên môn ngày càng phức tạp, chưa bàn tới những nhân vật "thông tài", kiểu cái gì cũng giỏi như thời cổ đại sớm đã không còn tồn tại, ngay cả ở một lĩnh vực nào đó cũng khó mà tìm được một ai đó "vạn sự thông".

Vì vậy, đối với lãnh đạo mà nói, phương pháp tốt nhất là phát huy hết năng lực sở trường của một nhân tài nào đó. 

Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải rất giỏi trong việc "tránh sở đoản, dùng sở trường" của cấp dưới của mình.

Chẳng hạn nếu để chiến lược gia Gia Cát Lượng đi làm binh sỹ, ra sa trường giết giặc, tất nhiên là điều không thể, bởi lẽ sở trường của Gia Cát Lượng là mưu lược, hoạch định, còn ra sa trường giết địch lại chỉ có thể là Triệu, Quan, Trương.

Ngược lại, nếu để Triệu, Quan, Trương vào vị trí của Gia Cát Lượng, liệu Thục Hán có thể đi được bao xa, và nếu được, liệu chủ tịch Lưu có cần phải vất vả 3 lần đích thân ra mặt mời Lượng tiên sinh về dưới trướng của mình!

Trong trọng dụng nhân tài, không chỉ phải biết phát huy sở trường, mà còn phải biết "nhìn thấy điểm mạnh trong điểm yếu". 

Kẻ trí thực sự luôn giả ngốc, vì vậy, một nhà lãnh đạo tài năng là người có thể nhìn thấy sự tài năng ẩn sâu bên ngoài vẻ ngốc nghếch, cho họ đất và cho họ sự tin tưởng để họ bộc lộ và cống hiến cho mình.

Nhìn nhận “tam hổ tướng” của tập đoàn Thục Hán và phương pháp dùng người từ góc độ doanh nghiệp hiện đại - Ảnh 8.

Nhân vật Lưu Bị và Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ.

Phát huy sở trường, khó ở chỗ nhận diện sở trường. Trong quá trình nhận diện sở trường của cấp dưới, theo cách truyền thống thì đều do lãnh đạo đưa ra lựa chọn từ trên xuống. 

Nhưng phương pháp dùng người hiện đại là đưa ra cho cấp dưới cơ hội tự lựa chọn, để họ có nhiều cơ hội để "tự nhận diện bản thân".

Ý muốn nói, Lãnh đạo trước khi đưa ra quyết định dùng người nào đó, trước tiên hãy lắng nghe ý kiến tự đánh giá về mình từ chính cấp dưới, để họ tự nói ra sở trường và sở đoản của bản thân. 

Khi nhận thấy đánh giá của mình và đánh giá của cấp dưới khác nhau, việc lãnh đạo nên làm tạo mọi điều kiện có thể để cấp dưới có thể chứng minh năng lực của mình.

Dám trọng dụng những sở trường gây tranh cãi của cấp dưới cũng là một tố chất cơ bản cần thiết mà một lãnh đạo tinh anh cần có trong quá trình dùng người. 

Đối với một vài cấp dưới có tài năng nào đó mà nói, phủ định sở trường của họ là phủ định giá trị của họ.

Vì vậy, một lãnh đạo anh minh, tuyệt đối không tùy tiện phủ định tài năng của cấp dưới chỉ vì định kiến hay lập trường chủ quan. 

Đứng từ một góc độ nào đó mà nói, dám bác bỏ một quan điểm, ý kiến nào đó, đi trọng dụng sở trường còn gây tranh cãi của cấp dưới là một khía cạnh quan trọng cho thấy mức độ khéo léo khác biệt giữa các nhà lãnh đạo sắc sảo và các nhà lãnh đạo tầm thường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại