Từ chiếc iPhone đời đầu năm 2017 tới iPhone Xs ra mắt năm 2018, không một công ty nào có hành trình ấn tượng như Apple trên sân chơi smartphone.
Cũng giống như nhiều smartphone khác, iPhone cũng thay đổi theo thời gian dưới sức ép của đối thủ. Đây là tất cả những chiếc iPhone từng được Apple ra mắt.
iPhone đời đầu (2007): Ra mắt năm 2007 cùng mức giá 399 USD kèm hai năm hợp đồng nhà mạng, iPhone đời đầu thực sự gây sửng sốt với thị trường công nghệ lúc đó. Thậm chí, nhiều người hoài nghi về khả năng thành công của chiếc máy này vì quá khác biệt.
iPhone gây shock nhờ sự đơn giản. Ở mặt trước của máy chỉ có duy nhất một nút bấm vật lý, khác với hầu hết điện thoại ở thời điểm năm 2017.
Vào năm 2017, kích thước màn hình 3,5 inch của iPhone đã được cho là lớn và khả năng đa nhiệm của chiếc điện thoại này được ngợi khen là “sáng tạo.”
iPhone 3G (2008): iPhone 3G được Apple ra mắt vào năm 2008 và tạo ra một cơn sốt mới với phiên bản máy màu trắng. Về sau, Apple cũng nhiều lần gây sốt với những chiếc iPhone có màu máy mới của mình.
Bên cạnh việc bổ sung kết nối 3G so với thiết bị tiền nhiệm, quan trọng hơn, iPhone 3G đón chào App Store, kho ứng dụng với những ảnh hưởng cực kì sâu rộng sau đó. Ứng dụng đã trở thành tiền tệ và tạo ra dòng tiền cho hạng triệu lập trình viên.
iPhone 3G cũng là dòng iPhone đầu tiên hỗ trợ GPS.
iPhone 3GS (2009): Camera trên iPhone khá cơ bản cho đến khi Appe ra mắt iPhone 3GS cùng trang bị camera sau 3 MP với khả năng quay video. Đây là chiếc iPhone đầu tiên của Apple ra mắt với chữ “S” trong tên gọi. Thường thì những chiếc iPhone dòng “S” không có nhiều thay đổi về ngoại hình, thay vào đó Apple tập trung nâng cấp tính năng, phần mềm và trải nghiệm.
iPhone 4 (2010): iPhone 4 là một cập nhật đáng giá với việc bổ sung camera trước VGA (0,3 MP). Mặc dù chất lượng hình ảnh từ camera này khá kém nhưng nó đã khởi nguồn cho cơn sốt FaceTime.
Khả năng đa nhiệm ấn tượng và màn hình Retina với độ phân giải 326ppi sắc nét cũng là điểm nhấn khiến iPhone 4 trở thành một hiện tượng của làng smartphone
Dù vậy, sự cố “antennagate” phần nào phủ mờ thành công của chiếc điện thoại này. Với các bố trí ăng ten dọc bên sườn máy, khi người dùng cầm iPhone 4 ở một số tư thế phổ biến, chất lượng sóng, cuộc gọi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
iPhone 4s (2011): Ở iPhone 4s, chữ “S” là “Siri”. Với chiếc máy này Apple đã nâng tính năng trợ giúp giọng nói vốn không được dùng nhiều lúc bấy giờ lên một tầm cao mới.
Với giọng nói tự nhiên, tích hợp trực tiếp vào nút Home cùng giao diện người dùng thân thiện, Siri trong iPhone 4s tạo ra một tiêu chuẩn cho thị trường.
Rất tiếc là đến nay Siri lại dường như có phần hụt hơn so với các đối thủ như Google Assistant.
Khả năng quay video 1080p HD qua camera 8 MP của iPhone 4s cũng không thể không nhắc đến. Máy cũng có thêm tính năng nhắn tin “huyền thoại” iMessage và một con chip nhanh hơn.
iPhone 5 (2012): Cổng Lightning và hỗ trợ kết nối LTE là những gì người ta nhắc đến nhiều khi iPhone ra mắt năm 2012. Trước đó, iPhone chỉ hỗ trợ kết nối 4G và sử dụng cổng sạc 30-pin.
iPhone 5 có kích thước màn hình tăng lên 4 inch trong một thân nhỏ nhẹ và mỏng hơn.
iPhone 5s (2013): TouchID “sinh ra” trên iPhone 5s. Đây là hệ thống cho phép người dùng mở khoá điện thoại và thanh toán cho ứng dụng khi nhấn nút Home. Cùng với đó, Apple bổ sung chip 64 bit và đèn flash LED hai tông màu trợ sáng cho camera sau như những điểm nhấn hàng đầu thị trường cho điện thoại của mình. Nếu bạn còn nhớ, iPhone 5s cũng là dòng điện thoại khởi đầu cho cơn sốt màu vàng trên smartphone.
iPhone 5C (2013): Một chiếc iPhone với màu sắc trẻ trung và giá mềm hơn là những gì người dùng nhìn nhận về iPhone 5C.
Máy có các phiên bản màu xanh lá, xanh dương, hồng, vàng và trắng trên thân máy cấu thành từ nhựa. Về thông số cấu hình, iPhone 5C được phát triển dựa trên iPhone 5.
Nhiều nguồn tin cho rằng iPhone 5C là “nước cờ” của Apple dành cho thị trường Trung Quốc. Lúc bấy giờ thị trường này còn nhiều tiềm năng phát triển và iPhone vẫn còn được xem là biểu tượng của địa vị tài chính trong xã hội.
iPhone 6 và iPhone 6 Plus (2014): Những người hâm mộ Apple chờ đợi smartphone màn hình lớn cuối cùng cũng được chiều lòng với iPhone 6 (4,7 inch) và iPhone 6 Plus (5,5 inch).
“Tác dụng phụ” của màn hình lớn hơn, thân máy nhẹ hơn là gì? Máy dễ bị cong. Ít ngày sau khi lên kệ, nhiều người dùng phàn nàn iPhone 6 Plus quá dễ bị cong.
Một thử nghiệm nội bộ Apple về sau bị rò rỉ cũng cho biết iPhone 6 dễ bị cong hơn 3,3 lần so với thiết bị tiền nhiệm còn con số với iPhone 6 Plus lên tới 7,2 lần.
iPhone 6s và 6s Plus (2015): iPhone 6s và 6s Plus có điểm nhấn ở phiên bản màu máy vàng hồng hoàn toàn mới.
Máy cũng có camera sau thông số tới 12 MP.
Tính năng mới hấp dẫn nhất trên bộ đôi này là 3D Touch với khả năng hiển thị các thực đơn tắt khi người dùng nhấn, giữ vào một biểu tượng trên màn hình. Hệ điều hành Android của Google sau đó công bố tính năng tương tự với lực nhấn yêu cầu nhẹ hơn.
iPhone SE (2016): Phát triển dựa trên thiết kế của iPhone 5s nhưng sử dụng thông số cấu hình của iPhone 6, iPhone SE là điện thoại dành cho những người thích smartphone màn hình nhỏ.
iPhone SE (2017): Một năm sau đó, Apple làm mới dòng iPhone SE bằng cách bổ sung thêm gấp đôi dung lượng bộ nhớ trong với cùng mức giá của bản năm 2016.
iPhone 7 và iPhone 7 Plus (2016): iPhone 7 và 7 Plus có những thay đổi khá thú vị về ngoại hình, trong đó có việc bổ sung thêm màu đen bóng (Jet Black) mà thực tế khá… dễ xước.
iPhone 7 và 7 Plus cũng là những dòng iPhone đầu tiên kháng nước, một điều smartphone Android đã làm được nhiều năm trước đó.
Nút Home trên iPhone 7 thực tế là một nút tĩnh và hoạt động nhờ cơ chế cảm ứng. Đây là dấu hiệu cho thấy Apple đã sẵn sàng để khai tử nút Home vật lý truyền thống.
iPhone 7 và 7 Plus “tạm biệt” jack cắm tai nghe 3,5 mm truyền thống trên iPhone. Đồng này đồng nghĩa với việc người dùng phải sử dụng thêm một cổng chuyển đổi nếu vẫn muốn dùng chiếc tai nghe có dây cũ của mình. Apple cho biết động thái này đòi hỏi sự “dũng cảm” của họ và khuyên người dùng nên mua tai nghe không dây AirPods.
iPhone 7 Plus có camera kép ở mặt lưng.
Camera kép mang đến cho điện thoại mới của Apple khả năng chụp hình chân dung (Portrait) ấn tượng, xoá phông tự nhiên.
iPhone 8 và iPhone 8 Plus (2017): Điểm nhấn lớn nhất của iPhone 8 và 8 Plus là việc chúng hỗ trợ sạc không dây. Một trong những tính năng Apple cũng theo sau đối thủ quá lâu.
Cùng bộ đôi này, Apple giới thiệu đế sạc không dây AirPower thế nhưng một năm sau đó nó vẫn chưa được bán ra.
iPhone X (2017): iPhone X là iPhone đánh dấu 10 năm iPhone với diện mạo hoàn toàn mới.
Apple tối giảm viền màn hình, thay màn hình LCD thành màn hình OLED đồng thời loại bỏ hoàn toàn nút Home trên iPhone mới. Không còn TouchID, iPhone X mang tính năng nhận diện khuôn mặt 3D FaceID tới cho người dùng.
“Tai thỏ” - thiết kế gây tranh cãi của iPhone X - được nhiều hãng smartphone “sao chép” sau đó.
iPhone X có tính năng Animoji với khả năng tạo ra emoji “bắt chước” được nét mặt của bạn.
iPhone Xs và iPhone Xs Max (2018): iPhone Xs có màn hình 5,8 inch và Xs Max có màn hình 6,4 inch là bộ đôi kế nhiệm iPhone X. Thiết kế của chúng gần như giống hệt nhau, ngoại trừ kích thước thân máy.
iPhone Xr (2018): iPhone Xr đánh dấu bước chân trở lại của Apple trên phân khúc “giá-thấp-hơn-một-chút”. Máy có màn hình LCD 6,1 inch, camera đơn và lên kệ với 6 phiên bản màu máy khác nhau.
iPhone Xr có nhiều điểm chung về cấu hình với iPhone Xs, bao gồm chip Apple A12.
Apple sẽ làm gì với iPhone 2019? Nhất là trong bối cảnh doanh số iPhone dường như đang đi xuống.
Câu trả lời sẽ có trong một năm đầy sôi động tới của thị trường smartphone.