Khi nói đến bản năng sinh tồn, thế giới động có rất nhiều chiến lược khác nhau. Một số thì dùng màu da lòe loẹt, một số khác thì tự cải trang giống những động vật nguy hiểm khác. Đối với loài tắc kè đuôi lá Madagascar (Uroplatus Sikorae), đó chính là khả năng trở nên "vô hình".
Đương nhiên việc vô hình ở đây chính là khả năng ngụy trang để có thể hòa mình vào những cành cây đầy rêu. Những chú tắc kè đáng yêu này có những đốm trắng cùng với một rìa kéo dài từ cằm xuống hai bên của cơ thể khá mỏng như những chiếc lá. Chúng nhìn giống những chú rồng không cánh mà đã hòa mình cùng với thiên nhiên qua năm tháng vậy.
Chính vì bộ dạng như vậy, đây chính là cách loài bò sát về đêm này có thể giấu mình trong tự nhiên. Chúng dựa mình vào các cành cây, và lớp rìa - hay còn gọi là vạt da - tản ra để giảm thiểu việc tạo bóng, trông như những cây địa y.
Cùng với khả năng có thể biến đổi màu da phù hợp với môi trường, trừ khi bạn thực sự nhìn kĩ thì rất khó để phát hiện ra chúng.
Chú tắc kè này thì dễ bị phát hiện hơn do đôi mắt của nó đang được mở to và phần da dưới cằm không trùng khớp lắm
Nếu không để ý kĩ thì đây chả khác gì một miếng vỏ đốm trên cành cây cả.
Có rất nhiều động vật ăn thịt rất ưa tắc kè đuôi lá - chủ yếu là các loài chim như đại bàng và cú, các loài chuột và rắn.
Chỉ có tới khi màn đêm buông xuống, thì chú tắc kè này mới bắt đầu đi săn mồi - các loại côn trùng và các động vật không xương sống nhỏ. Đương nhiên những kẻ thù tự nhiên của nó không phải là mối đe dọa lớn nhất - đó chính là chúng ta.
Cho dù quần thể tắc kè đang ở mức ổn định, môi trường sống đang bị thu nhỏ lại do các hành động khai thác và phát triển của loài người, và chắc chắn sẽ đi xuống nếu không có sự thay đổi.
Không chỉ thế, cho dù việc trao đổi các loài vật đang bị cấm trên toàn thế giới, nó vẫn bị bắt và nhập lậu với tần suất được WWF cho vào mức "cảnh báo" chỉ để làm thú cảnh.