Nhiều người mất cả đời vẫn khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng chỉ cần nắm rõ 10 bí quyết này, mục tiêu đó sẽ không còn xa vời

Minh Hà |

Konosuke Matsushita - một trong những doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản - từng nói: "Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người". Và phải cần nhiều người hợp sức mới có thể khiến cho một công ty thành công. Các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh đều nhờ cả vào tinh thần đồng đội xuất sắc.

Bạn có thể dễ dàng mang một nhóm người lại với nhau, nhưng để khiến họ hợp tác, trở nên gắn kết và làm việc vì một mục tiêu chung, lại không phải là một việc dễ dàng. Cần phải có sự lãnh đạo tốt để có thể khiến họ hào hứng và làm việc đạt hiệu quả tối đa. Giống như Henry Ford, người sáng lập Công ty Ford Motor đã nói: "Nếu mọi người cùng nhau tiến lên, thì thành công sẽ tự chăm sóc chính nó".

Mọi người đều muốn công việc của mình đạt kết quả cao nhất và nhận được sự công nhận từ cấp trên. Khi bạn đối xử với các thành viên trong nhóm của mình một cách trung thực, tôn trọng và thể hiện việc sẵn sàng tham gia cùng họ, bạn đang dẫn đầu một "nền văn hóa hợp tác". Và đó là một nền văn hóa tạo ra những người làm việc nhiệt tình và năng suất.

Nhiều người mất cả đời vẫn khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng chỉ cần nắm rõ 10 bí quyết này, mục tiêu đó sẽ không còn xa vời - Ảnh 1.

Nếu bạn muốn dẫn dắt nhóm của mình đến thành công, hãy làm 10 điều sau:

1. Dẫn dắt nhóm bằng những ví dụ thực tế

Đừng yêu cầu nhóm của bạn làm bất cứ điều gì trong khi bạn chưa từng trải qua. Nếu bạn không bao giờ thức khuya để hoàn thành một dự án, bạn không thể mong họ từ bỏ buổi tối của mình được.

2. Thật lòng giúp đỡ nhân viên

Bạn có biết rõ nhân viên của mình cần gì để thành công? Hãy hỏi họ và sau đó lắng nghe bằng cả trái tim bạn. Có thể họ cần một phần mềm làm việc mới hoặc chương trình đào tạo đặc biệt. Cho dù đó là gì đi chăng nữa, bạn cần thể hiện sự chu đáo của mình và sẵn sàng hỗ trợ họ bất cứ lúc nào.

3. Đừng chọn cách quản lý vi mô

Quản lý vi mô (micromanagement) là cách thức quản lý nhân sự cực đoan với sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong công việc của người khác. Một "micromanager" sẽ luôn soi xét mọi hành động của nhân viên, đưa ra nhận xét và phê bình thay vì hướng dẫn họ về cách thực hiện công việc và cung cấp deadline phù hợp.

Nếu chọn đúng người, bạn có thể để họ tự quản lý và thực hiện nhiệm vụ của riêng mình. Việc kiểm tra nhân viên quá thường xuyên sẽ khiến cho họ cảm thấy thất vọng, vì nghĩ rằng mình không nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ sếp. Thêm vào đó, nó sẽ làm lãng phí thời gian của bạn. Vì vậy nếu hiện tại bạn nghĩ rằng, bản thân không thể hoàn toàn đặt lòng tin vào người khác, bạn cần phải xem xét lại quy trình tuyển dụng của mình.

4. Sống thật với bản thân mình

Các nhà lãnh đạo cũng cần phải có cảm xúc. Khi bạn có thể thành thật chia sẻ niềm vui và sự thất vọng của mình đối với công việc, nhân viên trong công ty cũng sẽ sống thật với cảm xúc của họ. Sự thành thật chính là yếu tố quan trọng giúp cho công ty trở nên thịnh vượng và phát triển bền vững.

5. Tập trung vào nhiệm vụ chính

Đừng bao giờ đánh mất nguyên tắc hoạt động của công ty bạn. Nhóm của bạn có lẽ sẽ muốn tham gia vào một dự án có lợi nhuận cao mà không tìm hiểu kỹ về nó. Nhưng với tư cách là người lãnh đạo, hãy chỉ cho họ thấy mục đích thực sự mà công ty đang hướng tới là gì. Và bạn phải chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ được giao và vai trò của họ trong việc thực hiện nó.

6. Hãy luôn vui vẻ

Hãy chắc chắn bạn luôn tươi cười mỗi khi đến công ty. Bên cạnh việc giảm căng thẳng và giải phóng endorphin, tiếng cười tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Mọi người mong muốn được làm việc cùng nhau khi họ có thể có được một số trải nghiệm tích cực. Vì vậy, hãy cố gắng mang lại những niềm vui nho nhỏ trong văn phòng của bạn mỗi ngày.

7. Luôn xuất hiện khi mọi người cần

Bạn có thể không tham gia vào mọi dự án hoặc công việc trong công ty. Nhưng bạn nên luôn ở trong tư thế sẵn sàng để trả lời các câu hỏi, nhận xét hoặc yêu cầu khi chúng xuất hiện. Bạn cũng sẽ muốn đặt câu hỏi của riêng mình và cập nhật trạng thái của công ty mỗi ngày. Vì vậy đừng tự cô lập mình sau cánh cửa văn phòng đóng kín.

8. Thừa nhận sai lầm của bạn

Trong cuộc sống, không có ai là hoàn hảo cả. Vì vậy khi bạn làm sai một điều gì đó, hãy trở thành một tấm gương tốt bằng cách sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm của mình, và lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh. Sự minh bạch chính là cách tốt nhất để xây dựng niềm tin, và giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

9. Hãy thử thách nhân viên của bạn

Nhiều người mất cả đời vẫn khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng chỉ cần nắm rõ 10 bí quyết này, mục tiêu đó sẽ không còn xa vời - Ảnh 2.

Một đội ngũ giỏi chính là những người mong muốn có cơ hội để tạo ra một điều gì đó đặc biệt, hoặc giải quyết các vấn đề với tư duy sáng tạo. Nếu mọi nhân viên đều không muốn rời khỏi vùng an toàn của họ, thì công ty sẽ không bao giờ có thể phát triển được. Vì vậy bạn cần khuyến khích mọi người suy nghĩ táo bạo hơn, và sẵn sàng thử thách bản thân họ trong bất kỳ tình huống nào.

10. Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực của bản thân

Mỗi một nhân viên trong công ty đều có những điểm mạnh và tài năng riêng. Thêm vào đó, trong tương lai doanh nghiệp của bạn cũng sẽ cần những người lãnh đạo mới. Do đó, bạn cần cung cấp các khóa đào tạo và tìm ra những nhân tài đầy tiềm năng cho công ty. Sự phát triển và lối tư duy sáng tạo của họ có thể giúp công ty tạo ra được các sản phẩm mới, cũng như là những chiến lược kinh doanh thành công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại