Kinh tế còn nhiều khó khăn, sức mua sụt giảm, người dân quản lý chặt chi tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.
Mặc dù vậy, giá thuê những mặt bằng này vẫn rất cao, từ 4.500 - 45.000 USD/tháng, nên khách thuê không kham nổi và trả mặt bằng.
Những mặt bằng ế ẩm, đóng cửa đã bị viết, vẽ bậy và dán quảng cáo chi chít
Mặt bằng "vàng" trên Lê Lợi có vị trí khá đắc địa nhưng cũng phải đóng cửa thời gian dài và bị bôi bẩn bằng cách hình vẽ xấu xí.
Một mặt bằng khác trên đường Lê Lợi cũng phải bỏ không và có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.
Một mặt bằng nằm ngay góc ngã tư Trương Định - Lý Tự Trọng chi chít những bảng quảng cáo cho thuê.
Hiện nay, xu hướng kinh doanh trực tuyến với nhu cầu chỉ cần một mặt bằng nhỏ đủ để hoạt động dần được khách thuê lựa chọn hơn là việc phải thuê một mặt bằng lớn, đắt đỏ ở trung tâm TPHCM.
Một mặt bằng với diện tích khá rộng nằm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng đóng cửa và chi chít những hình vẽ bậy phía ngoài.
Nhiều mặt bằng trên đường Đồng Khởi cũng tương tự. Dù tuyến đường này gần các trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao và nơi vui chơi của người dân, du khách nhưng hơn 10 mặt bằng đang dán chi chít bảng cho thuê.
Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm, tòa nhà liên tục treo biển sang mặt bằng.
Đường Nguyễn Trãi (quận 5) được xem là kinh đô thời trang của TPHCM cũng nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng vì chi phí thuê quá cao.
Lý giải xu hướng suy giảm nhu cầu thuê mặt bằng nhà phố trung tâm thành phố, các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình kinh doanh hiện đang khó khăn hơn trước đây, người dân có xu hướng "thắt lưng buộc bụng", kiểm soát chi tiêu gắt gao hơn.
Theo dự báo của các chuyên gia, sẽ mất ít nhất 1 năm nữa để tái cân bằng bộ mặt trung tâm TP.HCM. Vì vậy, thời điểm này, chủ cho thuê và người thuê nên thương lượng mức giá hợp lý để cùng có lợi.