Mặc dù số giờ làm việc trung bình mỗi tuần ở Mỹ không giảm đáng kể, một số công ty Mỹ và chính quyền địa phương đang tiến hành thử nghiệm liệu việc giảm số giờ làm việc hàng tuần có thể tăng năng suất của nhân viên hay không.
Có một số nghiên cứu khoa học ủng hộ việc thay đổi chính sách này. Nhà tâm lý học Anders Ericsson, một chuyên gia nghiên cứu khoa học về hiệu suất, cho rằng mọi người chỉ có thể tập trung vào công việc của họ trong bốn đến năm giờ trong mỗi lần ngồi xuống làm việc.
Và một cuộc khảo sát năm 2016 với gần 2.000 nhân viên văn phòng tại Anh khẳng định trung bình một nhân viên chỉ làm việc trong khoảng ba giờ trong tổng số tám giờ một ngày. Dưới đây là một số thử nghiệm nổi bật nhất trong việc rút ngắn thời gian làm việc:
Sau khi thử nghiệm với 32 giờ làm việc một tuần, một công ty tại New Zealand muốn áp dụng chính sách này vĩnh viễn.
Theo nhật báo New York Times đưa tin, nhân viên của Perpetual Guardian đã làm việc 32 giờ mỗi tuần trong tháng 3 và tháng 4, và công ty muốn áp dụng chính sách mãi mãi.
Công ty thuộc lĩnh vực hoạch định tài sản này cho biết xuyên suốt thời gian thử nghiệm, năng suất của nhân viên đã tăng lên đáng kể. Theo New York Times, các giám sát viên của Perpetual Guardian đã chứng kiến sự cải thiện về khả năng tập trung và sáng tạo của nhân viên.
Người sáng lập công ty Andrew Barnes cho rằng một sự thay đổi chính sách mang tính vĩnh viễn sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho các bà mẹ, cho phép họ hoàn thành khối lượng công việc toàn thời gian trong ít giờ hơn. Chính sách này cũng có thể khiến hóa đơn tiền điện giảm đi và ít xe lưu thông trên đường hơn trong giờ cao điểm, Barnes cho biết.
Barnes tin rằng Perpetual Guardian là công ty đầu tiên trên thế giới trả lương tương đương với 40 giờ làm việc một tuần mặc dù họ chỉ làm việc trong 32 giờ.
Nhân viên của viện dưỡng lão Thụy Điển vô cùng hài lòng khi trải qua thử nghiệm làm việc 30 giờ một tuần - nhưng ngân sách của thành phố đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Ở Thụy Điển, một nghiên cứu của chính phủ đã chọn một nhóm nhân viên làm việc tại viện dưỡng lão cho thử nghiệm làm việc 30 giờ một tuần, trong khi vẫn được trả lương tương ứng với 40 giờ. (Hầu hết chi phí chăm sóc người cao tuổi ở nước này được tài trợ bởi thuế thành phố và trợ cấp của chính phủ.)
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016, và các nhân viên sau đó đã báo cáo rằng một ngày sáu giờ làm cho họ hạnh phúc hơn và giảm bớt căng thẳng.
Các nhân viên tham gia thích công việc của họ hơn trong thời gian này, nhưng sự thay đổi rất tốn kém: Các quan chức thành phố cần thuê thêm hơn một mười người để lấp đầy các ca làm việc bị bỏ trống bởi khoảng 70 nhân viên được rút ngắn thời gian làm việc.
Tổng số tiền phải trả cho nhân viên tăng khoảng 22% trong quá trình nghiên cứu. Một chính trị gia địa phương chia sẻ với tờ New York Times rằng chi phí thất nghiệp giảm giúp bù đắp khoảng 10%, nhưng chi phí chung vẫn tăng.
Theo The Washington Post, nghiên cứu cũng kết luận rằng các y tá làm việc sáu giờ một ngày trở nên năng động hơn, ít mắc bệnh hơn và giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh như đau cổ và lưng hơn các y tá làm việc tám giờ một ngày.
Amazon thử nghiệm khoảng mười nhân viên làm việc 30 giờ một tuần với 75% tiền lương được trả.
Amazon đã công bố kế hoạch cho một chương trình thí điểm, trong đó một số nhân viên bán thời gian sẽ làm việc 30 giờ mỗi tuần.
Công ty cho biết họ sẽ cho phép khoảng một mười nhân viên bán thời gian giảm số giờ làm việc hàng tuần xuống còn 30 giờ với mức 75% tiền lương, và vẫn giữ lại tất cả các lợi ích khác. Qua đó, giờ làm việc chính của nhân viên là 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Năm, đã bao gồm một số giờ làm thêm bổ sung.
Joe Rubin, một chuyên gia nhân sự, người đồng sáng lập trang web tuyển dụng Crowded.com, từng chia sẻ với Business Insider rằng quyết định tạo cho nhân viên sự linh hoạt trong công việc của Amazon thể hiện thông điệp công ty coi trọng cuộc sống của nhân viên bên ngoài nơi làm việc.
Trong khi Amazon không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận về chương trình thí điểm trên, công ty đã chính thức đăng các quảng cáo về cơ hội việc làm cho các vị trí với 30 tuần làm việc.
Nhân viên của một nền tảng học tập trực tuyến đã làm việc 32 giờ một tuần trong ba năm, nhưng CEO đã tái áp dụng quy định làm việc 40 giờ sau khi một phần năm số nhân viên bị sa thải.
Treehouse, một nền tảng học tập trực tuyến cung cấp các khóa học dựa trên kỹ năng với chi phí thấp, cho phép nhân viên làm việc 32 giờ, bốn ngày làm việc một tuần kể từ khi ra mắt vào năm 2011.
Ryan Carson, CEO của Treehouse, cũng quyết định loại bỏ vai trò quản lý vào năm 2013. Nhân viên có thể chọn dự án của riêng mình và đánh giá lẫn nhau theo hệ thống này.
Nhưng vào năm 2015, Carson đã quyết định tái cấu trúc lại quản lý theo cách truyền thống. "Chúng tôi từng hy vọng rất nhiều. Chúng tôi đã quá ngây thơ," CEO này chia sẻ.
Sau đó, vào tháng 8 năm 2016, Treehouse đã sa thải gần 20% trong số 104 nhân viên của mình và quay lại làm việc năm ngày trong tuần vào tháng tiếp theo.
Theo The Oregonia, Carson không thể dung hòa giữa việc sa thải một số nhân viên trong khi để những người khác làm việc 32 giờ một tuần.
Reusser Design, một công ty có trụ sở tại Indiana chuyên thiết kế các trang web và ứng dụng, thực thi các tuần làm việc bốn ngày nhưng luân chuyển nhân viên để vẫn giúp khách hàng vào thứ Sáu.
Reusser Design đã chuyển sang chế độ làm việc bốn ngày trong tuần vào năm 2013.
Thay vì làm việc vào thứ Sáu, lịch làm việc của nhân viên là từ 6:30 sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Năm. Chủ tịch công ty Nate Reusser chia sẻ với Business Insider rằng một số nhân viên bắt đầu lúc 9 giờ sáng và làm việc 10 giờ mỗi ngày.
"Chúng tôi tin rằng khi loại bỏ các phiền nhiễu, nhân viên có thể làm việc hiệu quả trong bốn ngày như có thể làm trong năm ngày", công ty viết trên blog của mình. "Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thấy rằng hiệu quả công việc chỉ cải thiện hơn một chút."
Theo blog, công ty luân chuyển nhân viên vào thứ Sáu để trả lời điện thoại và giúp khách truy cập, đồng thời hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp của khách hàng.
Utah là tiểu bang đầu tiên thi hành bốn ngày làm việc trong số các nhân viên nhà nước, nhưng chương trình chỉ kéo dài ba năm.
Năm 2008, Utah trở thành tiểu bang đầu tiên yêu cầu nhân viên nhà nước làm việc bốn ngày một tuần.
Quyết định của cựu Thống đốc bang Utah, Jon Huntsman là bắt buộc bốn ngày làm việc trong tuần, mỗi ngày 10 giờ là nhằm tăng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giúp giữ chân nhân viên.
Nhưng một cuộc kiểm toán năm 2010 cho thấy phương pháp này không thể giúp nhà nước tiết kiện tiền, vì vậy các nhân viên đã quay trở lại làm việc năm ngày một tuần vào năm sau đó, CNN đưa tin.
Trong khi tuần làm việc bốn ngày không mang lại lợi ích cho toàn bang, thành phố Provo đã tiến hành thực thi bốn ngày làm việc trong nhiều năm trước khi có quyết định của thống đốc. Những ngày này, văn phòng của thị trưởng Provo và các phòng ban khác mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, thứ Hai đến thứ Năm.
John Curtis, thị trưởng thành phố, cho biết hệ thống này đã dẫn đến sự cải thiện về tinh thần của người lao động và dường như cũng giúp tiết kiệm tiền, theo Deseret News. Curtis chia sẻ thêm rằng bốn ngày làm việc một tuần có thể phù hợp với chính quyền địa phương hơn là với chính quyền bang.