Nhang cuốn tàn độc hại thế nào?

NGUYỆT ÁNH/VTC News |

Nhiều người thích nhang cuốn tàn vì cho đó là dấu hiệu lời nguyện cầu được chấp nhận, sẽ gặp nhiều may mắn, trong khi loại nhang này rất độc hại.

Vào các dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một, giỗ chạp..., mọi người thường thắp nhang (hương) lên bàn thờ tổ tiên và thần linh, vừa thể hiện sự kính ngưỡng vừa cầu mong bình an, may mắn, phúc lộc...

Với người dân nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam, thắp nhang là nghi lễ không thể thiếu trong thờ cúng. Cây nhang cháy, khói nhang bay lên được coi là dấu hiệu kết nối giữa người sống với người đã khuất, giữa con người và thần linh.

Nhang cuốn tàn độc hại thế nào?- Ảnh 1.

Rất nhiều người đã sai lầm khi thích nhang cuốn tàn. (Ảnh: Nippon Kodo)

Nhiều người còn dựa vào trạng thái của cây nhang trong và sau khi cháy để đánh giá về sự giao tiếp giữa hai thế giới, về việc lời cầu nguyện có được chấp nhận hay không.

Sai lầm khi thích nhang cuốn tàn

Có một quan niệm rất phổ biến trong dân gian, đó là coi nhang cuộn tàn cong là dấu hiệu có điềm lành, tín chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, đón tài lộc vào nhà, hoặc cho thấy lời cầu xin của họ được chấp nhận. Tuy nhiên, bạn thật sự sai lầm khi thích nhang cuốn tàn.

Bài viết của TS Vũ Thị Tần (Đại học bách khoa Hà Nội) trên VnExpress cho thấy, để tạo ra loại nhang này, người ta ngâm tăm nhang vào dung dịch axit photphoric (H3PO4). Nhờ đó, tăm nhang sẽ dẻo hơn, sau khi cháy thì tàn không rụng xuống mà uốn cong. Mặc dù lư hương có những sợi tàn uốn cong trông rất đẹp nhưng việc sử dụng loại nhang này lại có hại cho sức khỏe.

Theo TS Tần, axit photphoric trong tăm nhang khi cháy sẽ tạo ra khí phosphor pentoxide (P2O5). Chất này rất độc hại đối với con người nhưng lại tồn tại lâu trong không khí. Nó ăn mòn da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây triệu chứng khó thở. Khí phosphor pentoxide cũng tác động lên giác mạc, gây ngứa và chảy nước mắt.

Những người bị viêm xoang sẽ bị ngứa mũi, hắt hơi khi hít phải khí này.

Ảnh hưởng của chất này càng nặng nề đối với trẻ nhỏ. Nếu bạn thắp loại nhang này trong phòng kín hoặc phòng bật điều hòa thì hậu quả càng lớn.

Vì vậy, bạn đừng mắc sai lầm khi thích nhang cuốn tàn. Việc tàn không rụng mà uốn cong là do tác dụng của hóa chất độc hại chứ không phải do "bề trên" ban tài lộc, may mắn.

Nhang cuốn tàn độc hại thế nào?- Ảnh 2.

Nhang cuốn tàn nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. (Ảnh: Nippon kodo)

Cách nhận biết nhang tẩm hóa chất

Nhang tẩm hóa chất có mức giá rẻ và dễ mua vì được bày bán ở mọi nơi. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết loại nhang này:

- Nhang tẩm hóa chất thường có màu vàng sáng, láng mịn, bắt mắt.

- Tăm nhang thường có màu nâu sậm hoặc được nhuộm đỏ, khi cầm thìmàu dễ bám vào tay.

- Khi cạy miếng bột nhang, bạn dễ thấy phần tăm nhang lộ ra có màu sẫm đục do ngâm tẩm hóa chất.

- Khi đốt, nhang tẩm hóa chất có mùi sực nức, đậm đặc. Khói hương màu đen đặc, nhiều khói dày.

- Những loại nhang có trộn bột đá vôi (CaCO3) khi cháy thường đọng lại bột tàn trắng, khi thắp sẽ thơm nồng mùi đá vôi nung, gây khó chịu.

- Hương tẩm hóa chất cháy nhanh vì được ngâm tẩm chất dẫn cháy; kèm theo khói màu trắng đục hoặc đen mù mịt, dễ gây cay mắt, nhảy mũi khi ngửi.

Lưu ý khi sử dụng nhang

- Nên thắp nhang trong không gian thoáng khí. Mở hết các cửa để khói nhanh khuếch tán ngoài, không tụ đọng lại trong phòng.

- Không nên thắp quá nhiều cây nhang.

- Nên chọn mua và sử dụng loại nhang được sản xuất theo phương pháp truyền thống, từ nguyên liệu thiên nhiên.

- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có tiền sử mắc bệnh phổi, viêm xoang mũi nên ở lâu trong phòng có nhang đang cháy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại