Jack Ma của thuở thiếu thời, sau khi thi trượt đại học, vì điều kiện cá nhân mà không tìm được công việc, chỉ có thể nhờ vào quan hệ của ba đi làm công việc đạp xe ba bánh.
Một hôm, ông nhặt được một cuốn sách ở trạm xe lửa.
Phần mở đầu của cuốn sách viết rằng:
"Đường đời tuy dài, nhưng những mốc quan trọng lại chỉ có vài bước, đặc biệt là khi còn trẻ.
Không có bất kì một con đường nào là thẳng tăm tắp mà không có các ngã rẽ.
Có những ngã rẽ, chẳng hạn như ngã rẽ chính trị, ngã rẽ sự nghiệp, ngã rẽ cuộc đời, mà chỉ cần bạn đi sai một bước, cũng có thể ảnh hưởng tới cả một giai đoạn cuộc đời, thậm chí là cả quãng đời dài dằng dặc."
Những lời nói này đã vực dậy lý tưởng và dũng khí của Jack Ma. Ông quyết định thi đại học một lần nữa, đứng trước ngã rẽ cuộc đời này, lựa chọn con đường mà ông cho là đáng nhất.
Nhiều năm sau, trải qua vô vàn những ngã rẽ và bước ngoặt, trải qua 3 lần thi đại học, nếm qua mùi của thất bại khi khởi nghiệp, Jack Ma cuối cùng đã lập ra một đế chế kinh doanh riêng, đồng thời trở thành nguồn cảm hứng cho vô vàn doanh nhân và những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi.
Từ những trải nghiệm của Jack Ma, không khó để phát hiện: trong cuộc sống, khó khăn là thường thái, chỉ khi bạn không nhận thua, không dễ dàng từ bỏ, bạn mới có thể tạo ra một cuộc sống rực rỡ thuộc về chính mình.
Cuốn sách làm thay đổi một phần cuộc đời của Jack Ma, chính là cuốn tiểu thuyết "Nhân sinh" (Tựa Việt: "Cuộc đời") của tác giả Lộ Dao.
"Nhân sinh" là cuốn tiểu thuyết tự truyện của tác giả Lộ Dao, cuốn truyện bộc bạch những suy ngẫm và hiểu biết về cuộc sống của chính tác giả.
Cuốn sách này từng được vinh danh là cuốn "tiểu thuyết có sức ảnh hưởng nhất tại Trung Quốc" vào năm 1982.
Tiểu thuyết "Nhân sinh" của tác giả Lộ Dao
Đạo diễn Giả Chương Kha, một đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Suốt cả cuộc đời, tôi đã đọc qua rất nhiều tác phẩm, nhưng cuốn sách đem lại nguồn cảm hứng và giúp đỡ tôi nhiều nhất chính là cuốn "Nhân sinh", nhờ cuốn sách này, tôi có được những nhận thức mới mẻ hơn về xã hội, và bắt đầu có những suy ngẫm về cuộc đời mình."
Cuốn "Nhân sinh" kể về Cao Gia Lâm, một thanh niên ở phía Bắc Thiểm Tây Trung Quốc, vì muốn theo đuổi giấc mơ của mình mà đã rời khỏi quê hương, nhưng rồi cuối cùng vẫn lại phải trở về với vùng nông thôn ấy.
Thanh niên Cao Gia Lâm là một chàng trai vô cùng yêu thích văn học và chăm quan tâm tới những vấn đề mang tính thời sự. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu trở thành giáo viên của một trường tư thục.
Sau này, vì một vài nguyên nhân mà Gia Lâm bị mất việc, chỉ có thể quay trở về nông thôn, làm một người nông dân.
Sau đó, có một cô gái nông thôn đơn thuần, chất phác tên Xảo Trân đã tỏ tình với Gia Lâm, và hai người cứ như vậy bắt đầu giai đoạn tình yêu nồng thắm của mình.
Nhưng, Gia Lâm không muốn giam mình nơi nông thôn nghèo nàn lạc hậu này cả đời, anh luôn muốn ra thành phố lớn, đến những chân trời rộng lớn hơn, khát vọng được thay đổi bởi nền văn minh hiện đại.
Vận mệnh một lần nữa chiếu cố Gia Lâm.
Chú của Gia Lâm được chuyển lên quận làm việc, cũng nhờ vậy mà Gia Lâm có được cơ hội ra thành phố làm việc.
Nhờ thành tích làm việc xuất sắc, Gia Lâm nhanh chóng nổi tiếng và nhận được sự mến mộ vô cùng từ cô gái thành phố tên Hoàng Á Bình.
Cao Gia Lâm lúc này phải đối mặt với một lựa chọn vô cùng khó khăn:
Lựa chọn Xảo Trân, đồng nghĩa với việc từ bỏ cơ hội đứng vững ở thành phố, từ bỏ ước mơ.
Từ bỏ Xảo Trân, anh sẽ vô cùng đau đớn và dằn vặt.
Cuối cùng, ước mơ đã chiến thắng tình yêu.
Cao Gia Lâm tạm biệt Xảo Trân, bắt đầu một mối tình lãng mạn khác với Hoàng Á Bình.
Nhưng rồi, vận mệnh một lần nữa lại trêu ngươi Gia Lâm, anh bị người khác tố cáo có được công việc bằng cách không phù hợp. Vậy là, anh một lần nữa lại mất đi công việc, trở về nông thôn.
Câu chuyện tới đây, là kết thúc.
Nhưng thứ mà Lộ Dao để lại cho chúng ta, chính là những suy ngẫm và suy xét sâu sắc về vận mệnh.
Nhân vật Cao Gia Lâm và người yêu đầu tiên Xảo Trân trên màn ảnh nhỏ
01. Người dũng cảm theo đuổi ước mơ, luôn đáng được tôn trọng
Lần đầu đọc "Nhân sinh", tôi 16 tuổi. Khi đó, Cao Gia Lâm đối với tôi thực sự là một "thằng đàn ông tồi!".
Khi Cao Gia Lâm khóc lớn vì phải một lần nữa bị đuổi về nông thôn, tôi đã nghĩ rằng "đáng đời".
Sau này, khi bản thân phải trải qua những lựa chọn đau đớn, một lần nữa đọc lại cuốn sách này, tôi chợt nhận ra rằng: Cao Gia Lâm không đáng bị mắng chửi, ngược lại, nên được đồng tình và cảm thông.
Dưới bối cảnh của thời đại, dưới sự sắp đặt của vận mệnh, mọi nỗ lực và đấu tranh của Cao Gia Lâm đều trở nên nhạt nhòa và bất lực.
Bản thân anh là một người học rộng tài cao, dùng lời của một nhân vật trong truyện để miêu tả thì là, "cậu ta biết viết lách, biết hội họa, biết ca hát, tính cách kiên cường, nhanh nhạy, linh hoạt, tràn đầy khát vọng và sự mạnh mẽ."
Và rồi, một người ưu tú như vậy, chỉ vì không có hộ khẩu thành phố mà sau khi tốt nghiệp phải quay trở về nông thôn.
Dù cho không ưu tú bằng những đứa trẻ ở thành phố, nhưng Cao Gia Lâm vẫn luôn có những lý tưởng và mưu cầu của bản thân, anh không muốn giống như ba mình, cả đời chỉ biết tới đồng ruộng.
Ngay cả trong những tháng ngày đã đi dạy, anh vẫn luôn tranh thủ thời gian học tập, miệt mài rèn rũa, hi vọng có thể lấy được bằng giao viên ưu tú quốc gia, từ đó có được công việc tốt hơn.
Có một câu nói rằng: "Con người, không có ước mơ, chẳng khác gì con cá ươn."
Sau khi mất việc lần đầu tiên, mặc dù tâm lý phải chịu đả kích, nhưng anh không hề dao động, mà rất nhanh chóng tìm ra hướng đi mới cho mình.
Sau khi mất việc, dù vật vờ cả tháng trời sau đó, nhưng anh vẫn rất nhanh bắt tay vào lao động, nuôi vài con vịt làm nghề phụ, còn mất công tìm tới người chú ở Tân Cương xa xôi nhờ giới thiệu việc làm.
Có thể nói, "Thoát ra khỏi cánh cửa nông thôn" chính là chấp niệm của Cao Gia Lâm.
Anh yêu thế giới rộng lớn bên ngoài, đồng thời sẵn sàng nỗ lực không ngừng nghỉ để thực hiện ước mơ này.
Bất kể ra sao, Cao Gia Lâm vẫn chưa bao giờ ngừng nỗ lực làm mới và nâng cao bản thân.
Chúng ta vì sao lại theo đuổi ước mơ?
Tam Mao, một nhà văn nổi tiếng của Đài Loan từng nói: Tâm, nếu chưa có nơi để nghỉ chân, thì đâu đâu cũng chỉ là phiêu bạt.
Ước mơ, chính là miếng đất nghỉ chân mà ai trong chúng ta cũng khao khát đó.
Ước mơ, chính là miếng đất nghỉ chân mà ai trong chúng ta cũng khao khát.
02. Tình yêu đích thực, trước giờ chưa bao giờ là sự bỏ ra chỉ từ một phía
Lần đầu tiên mất việc, Cao Gia Lâm như rơi xuống đáy vực, nhưng trong khoảng thời gian khó khăn đó, anh gặp được tình yêu chân thành và nồng nhiệt nhất trong đời, nó tới từ Xảo Trân, một cô gái nông thôn đơn thuần.
Tình yêu của Xảo Trân, mãnh liệt, táo bạo và đơn thuần.
Cô buồn vì Gia Lâm buồn, hạnh phúc khi Gia Lâm vui.
Gia Lâm vì lòng tự tôn, không muốn đi bán bánh bao trên huyện, cô không ngần ngại xách làn đi, giúp anh bán bánh.
Gia Lâm vừa bắt tay vào con đường lao động đồng áng, cô sợ anh mệt sợ anh đói, luôn âm thầm chuẩn bị đồ ăn cho anh.
Gia Lâm muốn bước ra khỏi lũy tre làng, cô vừa sợ vừa không nỡ, nhưng vẫn luôn ủng hộ anh sống theo cách của mình.
Ngay cả khi Gia Lâm từ bỏ cô, cô cũng không oán trách không ăn vạ, tự mình nuốt nước mắt vào trong.
Còn Cao Gia Lâm thì sao?
Ngay cả khi đang yêu cô gái nông thôn ấy mãnh liệt, nhưng anh vẫn luôn đau đáu rằng nếu kết hôn cùng cô, điều đó sẽ là trở ngại ngăn anh ra thành phố.
Sau khi quen biết Hoàng Á Bình, anh thậm chí còn ảo tưởng rằng nếu sống cùng cô gái thành phố ấy, có lẽ hai người sẽ có tiếng nói chung nhiều hơn.
Tình cảm mà Gia Lâm dành cho Xảo Trân, thay vì nói là tình yêu, có lẽ đó chỉ là một chút an ủi trong khoảnh khắc tăm tối nhất của cuộc đời.
Xảo Trân giống như một tia sáng chiếu rọi cho cuộc đời của Gia Lâm, nhưng lại chưa bao giờ có thể rọi sáng được trái tim anh.
Còn tình yêu của Cao Gia Lâm và Hoàng Á Bình?
Trông thì có vẻ như tình yêu của họ là bình đẳng, là có tiếng nói chung, nhưng, sự tự do và phóng khoáng của Á Bình lại là bản tính.
Cô gái ấy có thể giữa đêm khuya gọi ba mẹ thức dậy chỉ để tuyên bố một chuyện mà cô cho là "đại sự", đó là việc cô chia tay với người yêu; cô gái ấy cũng có thể trong ngày mưa gió bắt Cao Gia Lâm phải đi tìm giúp cô con dao gọt hoa quả "bị mất tích" trong khi anh còn đang bận họp.
Tình yêu của Hoàng Á Bình, là thứ tình yêu tiểu thư, thứ tình yêu có phần ngang ngược, đỏng đảnh như chính tính cách công chúa của cô.
Cao Gia Lâm trước mặt cô mãi chỉ là một "tên nhà quê". Cô có thể yêu một Cao Gia Lâm có tài và đang làm việc ở thành phố, nhưng vĩnh viễn không bao giờ đồng ý gả cho một chàng trai nông thông có tài tên Cao Gia Lâm.
Có người từng hỏi: Nếu bạn là Cao gia Lâm, bạn sẽ lựa chọn Hoàng Á Bình hay Xảo Trân?
Tôi thầm nghĩ: Tôi không muốn chọn ai cả. Bởi lẽ, Cao Gia Lâm không xứng với sự vô tư và hết mình của Xảo Trân, cũng không đủ khả năng để đáp ứng được sự kiêu ngạo của Hoàng Á Bình.
Tình yêu đích thực, là phải đặt đối phương ở vị trí đồng đẳng, tôn trọng và yêu cô ấy bằng cả tấm lòng.
Thứ tình yêu mà trong đó một người nhường nhịn còn một người thì tự ti, giai điệu kết thúc sớm đã được định sẵn là sẽ rất bi thương.
Thứ tình yêu mà trong đó một người nhường nhịn còn một người thì tự ti, giai điệu kết thúc sớm đã được định sẵn là sẽ rất bi thương.
03. Đời người giống như bàn cờ, một khi đã đi, sẽ không thể rút lại được nữa
Giống như Lộ Dao ở phần dẫn truyện có nói rằng, có một vài con đường, mà chỉ cần bạn đi sai một bước, cũng có thể ảnh hưởng tới cả một giai đoạn cuộc đời, thậm chí là cả quãng đời dài dằng dặc.
Nhà thơ người Mỹ, Robert Lee Frost trong bài thơ nổi tiếng "The road not taken" (Tạm dịch: con đường chưa lựa chọn) có viết:
"Giữ lại một con đường, hẹn sau này gặp lại!
Nhưng tôi biết, con đường đó sẽ kéo dài không có điểm kết thúc,
Tôi sợ rằng mình khó mà quay lại được nữa.
Có lẽ nhiều năm sau,
Tôi sẽ chỉ biết khẽ thở dài."
Đường đời, trước giờ luôn rất khó để quay lại.
Cao Gia Lâm vì ước mơ và nơi xa xôi, từ bỏ cô gái thiện lương Xảo Trân, tới khi quay lại một lần nữa, Xảo Trân sớm đã là vợ của người ta.
Hoàng Á Bình vì muốn đi tìm kiếm sự "romantic" của bản thân mà từ bỏ người bạn trai quen biết hai năm, sau này chia tay với Cao Gia Lâm, cô chẳng có vừng, cũng mất đi dưa hấu.
Đời người giống như bàn cờ, một khi đã ra quân, rất khó để rút lại.
Chúng ta có nên trách móc Cao Gia Lâm không?
Không.
Dưới bối cảnh thời đại lúc bấy giờ, mỗi bước đi của Cao Gia Lâm đều là đang đấu tranh lại với số phận.
Anh khát khao đổi đời, khát khao thay đổi cái gọi là "vận mệnh".
Đường đời, trên con đường này, mỗi bước đi đều sẽ được tính.
Tình yêu của Xảo Trân và Cao Gia Lâm khiến anh cảm nhận được sự ấm áp trong chiếc lồng nông thôn ngột ngạt, nhưng ra ngoài thành phố làm việc, lại khiến anh thể hiện được tài năng của mình.
Dù phải quay trở lại nông thôn lần thứ hai, nhưng ai mà biết được, Cao Gia Lâm liệu có bị mắc kẹt ở đây suốt đời!
Nhất định là không.
Đời người luôn phải đối mặt với vô số lựa chọn, vô số cơ hội, vô số thử thách và cả vấp ngã.
Không có cuộc đời của ai đều toàn là đường thẳng.
Cũng chẳng có ai sống trên đời mà đường đi lại luôn bằng phẳng cả.
Đời người luôn phải đối mặt với vô số lựa chọn, vô số cơ hội, vô số thử thách và cả vấp ngã.
Mỗi chúng ta đều đang truyền hình trực tiếp cuộc sống của mình, không có kịch bản, không có diễn tập, cũng không có xí xóa hay rút lui.
Cuộc đời của Cao Gia Lâm, cũng là cuộc đời đáng để chúng ta suy ngẫm.
Đời người như một bộ phim.
Hoàn thành tốt vai chính của mình, nhưng cũng đừng sợ trở thành vai phụ hỗ trợ cho người khác.
Chỉ cần nỗ lực hết mình, sống sao cho phong phú, rực rỡ, thì đó chính là cuộc đời tươi đẹp nhất.