Nhận diện vũ khí cực kỳ nguy hiểm Trung Quốc có thể triển khai trái phép trên đảo nhân tạo

Sao Đỏ |

WS-43 là hệ thống tên lửa hành trình (hoặc cũng có thể gọi là pháo phản lực tầm xa) mới được Trung Quốc giới thiệu trong thời gian gần đây.

Sau khi xuất hiện lần đầu tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2014, hệ thống tên lửa hành trình tấn công/ pháo phản lực tầm xa /bom lượn quần vòng WS-43 vừa qua lại được Trung Quốc mang sang Nga để tiếp tục giới thiệu, quảng bá.

Nhận diện vũ khí cực kỳ nguy hiểm Trung Quốc có thể triển khai trái phép trên đảo nhân tạo - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình/đạn pháo phản lực WS-43 của Trung Quốc

Theo công bố của nhà sản xuất, WS-43 có chiều dài 3.421 mm, trọng lượng 220 kg, mang theo một đầu đạn nặng 20 kg tầm, bắn nằm trong khoảng 10 km đến 60 km và có sai số vòng tròn xác suất (CEP) nhỏ hơn 10 m.

Điểm độc đáo nhất của loại tên lửa này là nhờ đôi cánh rộng, nó có thể lượn lờ, tuần tiễu trong một khu vực nhất định trên đầu mục tiêu ở vận tốc Mach 0,3 - 0,4 với thời gian lên đến 30 phút nhằm tìm kiếm rồi tấn công, chức năng này tương tự các loại máy bay không người lái (UAV) tự sát của Israel như Harpy hay Harop.

Nhận diện vũ khí cực kỳ nguy hiểm Trung Quốc có thể triển khai trái phép trên đảo nhân tạo - Ảnh 2.

Xe mang phóng tự hành của tên lửa hành trình/pháo phản lực WS-43

Loại vũ khí tấn công này của Trung Quốc có thể triển khai từ các bệ phóng di động đặt trên khung xe tải bánh lốp 6x6. 

Nhờ kết cấu module đa dạng, nó tích hợp được nhiều loại đạn tên lửa khác nhau, ngoài cơ số 8 quả WS-43 thì bệ phóng trên còn có khả năng thay đổi bằng 8 quả WS-33 hoặc 80 quả đạn phản lực cỡ nhỏ WS-22. 

Nhận diện vũ khí cực kỳ nguy hiểm Trung Quốc có thể triển khai trái phép trên đảo nhân tạo - Ảnh 3.

WS-43 trưng bày cùng WS-33 và WS-22 - Việc tích hợp nhiều loại đạn khiến hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc được nhận xét rất giống với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Lynx trang bị đạn EXTRA, ACCULAR, BM-21 của Israel

Nguy hiểm hơn, những bệ phóng của các loại tên lửa trên còn bảo quản cũng như triển khai tác chiến được từ container (tương tự như Klub-K của Nga), khiến nó rất dễ ngụy trang để bố trí bí mật tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên biển Đông.

Nhận diện vũ khí cực kỳ nguy hiểm Trung Quốc có thể triển khai trái phép trên đảo nhân tạo - Ảnh 4.

Bệ phóng đạn phản lực tấn công quần vòng của Trung Quốc được che giấu trong container

Từ việc chắt lọc những tinh hoa "vay mượn" từ nền hai công nghiệp quốc phòng tiên tiến là Israel và Nga, Trung Quốc đã "biên tập" lại để chế tạo ra một thứ vũ khí tấn công cực kỳ nguy hiểm, mang đậm tính sáng tạo của riêng họ.

Khả năng tấn công chính xác, thời gian phản ứng nhanh, quần vòng trên không như máy bay không người lái, ngụy trang tốt... những ưu điểm trên sẽ khiến các quốc gia khác phải đặc biệt lưu tâm đến WS-43.

Tuy nhiên vũ khí này cũng có những nhược điểm rất dễ thấy, đó là kích thước tương đối lớn, vận tốc khi lượn vòng chậm, cơ chế tấn công mục tiêu chưa chứng tỏ đầy đủ độ tin cậy, khiến đối phương có thể đưa ra giải pháp đối phó như lẩn tránh hay thậm chí là bắn hạ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại