Nhận cú "giật mình" từ TT Trump, lãnh đạo Trung Quốc bước vào cuộc họp kín với áp lực từ 2 mặt trận

Minh Khôi |

Cuộc họp bí mật thường niên của các quan chức Trung Quốc năm nay ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà bên Hoàng Hải sẽ không hề dễ chịu.

Cú "giật mình" ở cuộc họp kín

Các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc họp thường niên kéo dài 2 tuần tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 200 km khi các áp lực cả trong và ngoài nước đều đang tăng lên.

Những người tham dự hội nghị đã có một cú "giật nảy mình" vào ngày thứ Sáu tuần trước, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột chấm dứt thỏa thuận ngừng áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, chưa đầy một tháng sau khi 2 nhà lãnh đạo nhất trí về việc ngưng đánh thuế.

Cú sốc thương mại đã làm gia tăng căng thẳng cho một mùa hè vốn đã đầy những câu hỏi về phương pháp thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang ở mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1992.

Lãnh đạo Trung Quốc cũng cho thấy sự khẩn cấp để dập tắt các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nơi các quan ngại ngày càng gia tăng về tình hình bạo lực leo thang và khả năng can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh.

"Định hướng chính sách nghiêng về hướng các biện pháp đối phó cứng rắn ngày càng rõ ràng: Về Hồng Kông và thương mại, các cuộc thảo luận ở Bắc Đới Hà có thể sẽ duy trì lập trường cứng rắn", Suisheng Zhao, giám đốc điều hành của Trung tâm hợp tác Trung Quốc - Mỹ, trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Denver cho biết.

Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức, nhưng càng ngày càng có ít khả năng nhân nhượng Mỹ, đặc biệt là dưới áp lực cực đoan. Ông Tập Cận Bình không phải là người dễ thỏa hiệp, ông Zhao nói thêm.

Ông Tập Cận Bình khó thỏa hiệp

Các cuộc họp tại Bắc Đới Hà vẫn được diễn ra trong bí ẩn. Sự vắng mặt của các quan chức hàng đầu trên các phương tiện truyền thông nhà nước thường là dấu hiệu duy nhất cho thấy cuộc họp đã bắt đầu.

Vào thứ Bảy, truyền thông nhà nước đã đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên rằng các nhà lãnh đạo cấp cao đã đến khu nghỉ mát bên bờ biển. Chen Xi, người đứng đầu Vụ Tổ chức và Phó Thủ tướng Sun Chunlan đã gặp 58 chuyên gia được mời đến Bắc Đới Hà, Tân Hoa Xã đưa tin. Cả hai đều là thành viên của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập hầu như "mất tích" trên trang nhất của tờ báo hàng đầu của Đảng, tờ Nhân dân nhật báo trong suốt 15 ngày bắt đầu từ 31/7 đến 17/8. Sự kiện được xác nhận gần đây nhất của ông Tập là cuộc gặp với Tổng thống Colombia Iván Duque Márquez vào thứ Tư tại Bắc Kinh.

Điều đó có nghĩa là có thể Tổng thống Trump tuyên bố kế hoạch đánh thuế 10% mới đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá hơn 300 tỷ USD trong khi cuộc họp đang diễn ra.

Căng thẳng thương mại của Mỹ - Trung sẽ là vấn đề trung tâm tại Bắc Đới Hà cùng với cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông, các nhà phân tích Michael Hirson, Paul Triolo và Jeffrey Wright của Eurasia lưu ý. Không rõ Trung Quốc có ý định thay đổi quan điểm không, nhưng các phát ngôn từ Bắc Đới Hà rất đáng để theo dõi, các nhà quan sát nói thêm.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một chính quyền Washington không thể đoán trước và có thể thay đổi quan điểm chỉ trong một đêm.

Chỉ khoảng một tháng trước, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt tay trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản và đồng ý nối lại các cuộc đàm phán.

Ngoài ra, những cảnh tượng cảnh sát dùng hơi cay để trấn áp những người biểu tình ở Hồng Kông cho thấy, ông Tập phải đối mặt với song song 2 mối đe dọa từ những rắc rối bên ngoài và ngay bên trong nội bộ đất nước

Tuy nhiên ông Tập khả năng sẽ không thay đổi lập trường dưới áp lực như vậy, Deng Yuwen, cựu phó tổng biên tập của tờ Study Times, một tạp chí hàng đầu của Đảng, hiện là một nhà bình luận tại New York, Mỹ cho hay. Thế giới bên ngoài nên hạ thấp kỳ vọng về Bắc Đới Hà, ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại