Trong các cuộc phỏng vấn xin việc tại tập đoàn lớn, câu hỏi của nhà tuyển dụng luôn là vấn đề được quan tâm. Nhiều bên tuyển dụng không chỉ đưa ra câu hỏi chuyên môn mà còn có các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá chỉ số EQ, sự nhanh nhạy, khả năng xử lý vấn đề phát sinh,…
Mới đây, một câu hỏi tuyển dụng đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo cộng đồng mạng. Câu hỏi có nội dung như sau: "Nếu ông chủ nhờ mua cà phê nhưng lại đưa tiền giả, bạn xử lý thế nào?".
Và dưới đây là câu trả lời xuất sắc của nữ ứng viên. Ngay sau đó, cô đã được nhận vào làm việc.
Trước tiên, tôi xin nghĩ có 3 khả năng xảy ra.
- Trường hợp 1: Sếp không biết đó là tiền giả. Là ông chủ có uy có tầm chắc chắn không lợi dụng điều này để tư lợi cho bản thân. Nếu có thì đây là điều đáng xấu hổ.
- Trường hợp 2: Sếp thật sự đang lợi dụng đồg tiền giả để tư lợi cho bản thân. Không phải ông chủ nào cũng rạch ròi, sòng phẳng về tiền bạc. Và nếu bạn gặp phải 1 người sếp nhỏ nhen, xấu tính như vậy thì nên dứt áo rời đi. Bạn sẽ không thể đoán được sếp sẽ làm gì tiếp theo đâu.
- Trường hợp 3: Sếp muốn kiểm tra phản ứng của bạn. Có thể sếp chỉ muốn thử xem thái độ và cách hành xử của bạn. Qua đó biết được tính cách, khả năng của bạn trong việc giải quyết các tình huống.
(Ảnh minh hoạ)
Một số cách giải quyết cụ thể
1. Cho biết sếp đây là tiền giả
Đây là cách giải quyết tồi nhất bởi nếu sếp chỉ vô ý đưa tiền giả cho bạn thì khi bạn nói ra, sếp sẽ rất xấu hổ với mọi người xung quanh. Lúc này, sếp không tránh khỏi tâm lý ngượng ngùng, lúng túng. Và có thể sếp đánh giá bạn là người không khéo léo, xử lý kém linh hoạt.
Sếp sẽ thất vọng và không giao cho bạn những dự án mới. Như vậy, nếu bạn giải quyết theo hướng này chỉ thiệt thân, sớm muộn gì cũng phải rời công ty vì làm xấu mặt sếp.
2. Lấy tiền của mình đi mua cà phê
Đây là cách nhiều nhân viên thực hiện nhất. Nhiều người chọn cách âm thầm lấy tiền của mình để đi mua cà phê cho sếp, không đề cập đến vấn đề tiền giả. Nếu sếp do vô ý không biết tiền giả thì người chịu thiệt là bạn. Còn nếu sếp là người lợi dụng thì chắc hẳn đang hả hê, sung sướng và có thể tiếp tục lừa dối bạn ở những lần sau.
Một tình huống nữa là sếp đang muốn thử lòng thì bạn sẽ không được sếp công nhận vì thiếu trung thực, cũng như không có khả năng xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân để không phải chịu tổn thất.
Sếp sẽ băn khoăn: Trong công việc, liệu bạn có tiêu nhầm tiền công quỹ hay nhầm lẫn sản phẩm của công ty hay không? Vì vậy, nếu là bài kiểm tra chắc chắn sẽ không có điểm nếu bạn hành xử như vậy.
(Ảnh minh hoạ)
3. Không chỉ mua cho sếp mà mua cho mọi người
Nếu là tôi, tôi sẽ mua cà phê cho tất cả mọi người trong phòng, tất nhiên nó sẽ vượt quá số tiền mà sếp đưa. Nhưng tôi sẽ thanh toán qua ví điện tử, về trả lại đồng tiền giả cho sếp và bảo rằng tôi muốn mời mọi người cà phê.
Tất nhiên sếp sẽ không để tôi làm vậy. Sếp sẽ hoàn trả cho tôi toàn bộ số tiền bằng đồng tiền khác hoặc qua ví điện tử. Còn về phía tôi, tôi sẽ bảo mọi người ly cà phê ngày hôm nay là do sếp mời, tôi chỉ thay mặt sếp đi mua.
Nếu sếp không quan tâm đến tiền giả thì cho rằng tôi là người tốt. Nếu sếp cố tình lừa gạt tôi, kế hoạch lúc này thất bại nhưng sếp sẽ nhận ra tôi là người thông minh. Còn nếu sếp muốn kiểm tra tôi có trung thực hay không thì sẽ thấy tôi là người hành xử khéo.