Nhà tuyển dụng nói ‘Ứng viên trước học ở Harvard, hãy cho tôi lý do để từ chối anh ta và nhận bạn’, chỉ vài câu nói, nhà tuyển dụng đã bị thuyết phục hoàn toàn!

Diệu Đan |

Các cuộc phỏng vấn, giống như cuộc sống, không chỉ là bài kiểm tra khả năng của bạn mà còn là bài kiểm tra xem bạn có hiểu về thế giới này hay không!

Cách đây không lâu, có người gợi ra một chủ đề: Khi bạn đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Ứng viên ngay trước bạn tới từ Harvard, hãy cho tôi lý do để từ chối anh ta và nhận bạn?"

Nếu ở trong tình huống đó, bạn sẽ giải quyết vấn đề này ra sao? Các câu trả lời trong khu vực bình luận rất đa dạng.

Có người hài hước đáp: "Anh ấy thông minh như vậy chắc chắn rất hiểu luật lao động, còn tôi thì không".

Có người lại cho thấy sự trung thành: "Công ty của anh có thể chỉ là điểm khởi đầu của anh ấy, nhưng chắc chắn là đích đến của tôi."

Có người đáp: "Ồ, xem ra tôi đến không đúng dịp rồi, nếu biết anh ấy tới thì tôi đã không tới."

Có vô số các câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được nhiều lượt yêu thích nhất lại là câu này: "Anh có thể chỉ là người dự phòng cho anh ấy, nhưng tôi sẽ luôn là người dự phòng của anh."

"Anh ấy ưu tú như vậy, biết đâu sau này lại trở thành lãnh đạo của anh, nhưng anh sẽ mãi là lãnh đạo của tôi."

"Từ chối tôi có thể không có ý nghĩa gì với anh, nhưng việc từ chối anh ấy sẽ khiến anh tự hào đến hết cuộc đời."

Cư dân mạng đã bình luận bên dưới: "Người nói được những lời này, ở đâu cũng có thể sống được"; "Người có thể có suy nghĩ này hẳn là người phi thường."

Suy cho cùng, điều khiến cư dân mạng ngưỡng mộ chính là trí tuệ cảm xúc cao trong cách ăn nói. Các cuộc phỏng vấn, giống như cuộc sống, không chỉ là bài kiểm tra khả năng của bạn mà còn là bài kiểm tra xem bạn có hiểu về thế giới này hay không!

Nhà tuyển dụng nói ‘Ứng viên trước học ở Harvard, hãy cho tôi lý do để từ chối anh ta và nhận bạn’, chỉ vài câu nói, nhà tuyển dụng đã bị thuyết phục hoàn toàn! - Ảnh 1.

01. Biết bao người ưu tú bỏ lỡ cơ hội vì không biết cách ăn nói

Một người bạn của tôi, người chịu trách nhiệm phỏng vấn các ứng viên cho biết, nhiều người tìm việc không nhận ra rằng thất bại trong việc xin việc có lẽ là do họ không có khả năng nói chuyện.

Từ trước đến nay, khả năng diễn đạt luôn là một khả năng có ảnh hưởng không nhỏ đến các cuộc phỏng vấn. Nhiều người tìm việc tin rằng trọng tâm của các cuộc phỏng vấn là chứng minh trình độ học vấn cá nhân, trí thông minh, khả năng chuyên môn...

Nghĩ rằng chỉ cần tôi có trình độ học vấn xuất sắc, hàng núi giải thưởng và kiến thức chuyên môn vững vàng thì chắc chắn tôi sẽ nổi bật trong quá trình phỏng vấn. Nhưng họ bỏ qua rằng chỉ trong vài phút phỏng vấn, những gì bạn có thể thể hiện cho người phỏng vấn thực ra là khả năng biểu đạt của bạn.

Mạnh Hạo Nhiên, một nhà thơ về phong cảnh nổi tiếng thời nhà Đường, đã tham gia nhiều kỳ thi của triều đình nhưng đều không đậu cho đến khi ông 40 tuổi. Một lần, trong một lần đang cảm thấy chán nản, ông bất ngờ có được cơ hội được "phỏng vấn" trực tiếp với hoàng đế. Khi đó, ông đang là khách tại nhà Vương Vĩ và trùng hợp Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường cũng xuất hiện tại đó.

Khi một nhân tài tình cờ gặp được nhà tuyển dụng, đây là cơ hội phỏng vấn chỉ có một lần trong đời. Dưới sự giới thiệu của người bạn Vương Vĩ, Hoàng đế Huyền Tông của nhà Đường đã yêu cầu Mạnh Hạo Nhiên đọc một bài thơ để kiểm tra tài năng của Mạnh Hạo Nhiên.

Đối với Mạnh Hạo Nhiên mà nói, đề bài này dễ như ăn bánh. Vì vậy, ông đã chọn bài thơ "Tuế mộ quy Nam Sơn", tuy nhiên hoàng đế nghe xong đã lập tức rời đi trong tức giận, thì ra, bài thơ này nói lên việc có tài mà không được trọng dụng, hoàng đế nghe xong, tự nhiên sẽ cảm thấy không vui.

Vốn là một cơ hội không dễ có được nhưng sau cùng, nó lại trở thành "cuộc phỏng vấn đáng xấu hổ nhất trong lịch sử".

Có người từng nói: "Ở nơi làm việc hay trong xã hội đương đại, điều quan trọng nhất là khả năng biểu đạt bản thân". Có thể thấy, ngay cả một nhà thơ lớn với kiến thức sâu rộng cũng có thể bỏ lỡ một công việc tốt nếu không biết cách biểu đạt đúng hoàn cảnh.

Nhà tuyển dụng nói ‘Ứng viên trước học ở Harvard, hãy cho tôi lý do để từ chối anh ta và nhận bạn’, chỉ vài câu nói, nhà tuyển dụng đã bị thuyết phục hoàn toàn! - Ảnh 2.

02. Những người khéo ăn khéo nói rất được ưu ái ở nơi làm việc

Nhà viết kịch người Anh, Ben Jonson từng nói: "Ngôn ngữ có thể bộc lộ rõ nhất một con người. Chỉ cần nghe bạn nói, tôi có thể hiểu được bạn".

Những người không biết cách ăn nói thường rơi vào hai loại: Một là biết mình không giỏi ăn nói, còn lại là ăn nói không đúng mực, khiến người khác khó chịu nhưng lại không hề nhận thức được điều đó.

Dù là kiểu nào đi chăng nữa, bạn cũng chắc chắn sẽ phải chịu thiệt thòi tại nơi làm việc. Ngược lại, những người biết ăn nói lại có đầy đủ lợi thế ngay cả khi họ mới đến nơi làm việc.

Tác giả của cuốn sách có tên "thiên hạ vô tặc" được mời tham dự một buổi thuyết trình. Có người đặt ra một câu hỏi rằng nhờ vào hào quang của bộ phim chuyển thể "thiên hạ vô tặc" anh mới dần được chú ý, liệu anh có cảm thấy buồn vì điều này không? Đáp lại câu hỏi này, vị tác giả đáp: "Chuyện này có gì đáng buồn? Tôi được hưởng lợi từ bộ phim, tôi nghĩ cách nói này chưa đầy đủ. Bạn nghĩ mà xem, tôi trồng một cái cây, nó ra quả, giờ tôi hái quả xuống ăn, bạn nói tôi có nên cảm thấy xấu hổ không?"

Ngay lập tức, lối ẩn dụ thông minh này đã giành được tràng pháo tay vang dội của khán giả. Người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ ăn nói khéo léo mà còn có khả năng xử lý nhiều tình huống khác nhau.

Một người bạn của tôi, trong một cuộc phỏng vấn, từng tiết lộ rằng mình đã "giảm 17kg trong nửa năm". Bạn có thể tưởng tượng được vẻ mặt ngạc nhiên và tò mò của người phỏng vấn khi nghe điều này không?

Giảm cân là phiền não của nhiều người và câu nói "giảm 17kg trong nửa năm" đã gợi lên một sự tò mò không nhỏ. Kết quả là hai người vốn đang nói về kinh nghiệm làm việc và thái độ đối với cuộc sống, đã chuyển sang thảo luận về cách giảm cân.

Khi chia tay, cô bạn tôi nửa đùa nửa thật nói với người phỏng vấn: "Sau này nếu có cơ hội, tôi sẽ giới thiệu cho chị một số công thức giảm cân, chúng ta cũng có thể hẹn nhau tập luyện!"

Cuối cùng, cô bạn đã thành công vượt qua vòng phỏng vấn và cũng trở thành bạn của người phỏng vấn. Bất kỳ một tập thể, lãnh đạo nào khi chọn đối tác làm việc, họ thường sẽ không chọn một "cỗ máy" chỉ biết làm việc mà thay vào đó, họ mong muốn chọn được một người thông minh bằng xương bằng thịt và biết cách ăn nói.

Cái gọi là biết cách ăn nói không có nghĩa là bạn có tài hùng biện hay lém lỉnh mà là kỹ năng ngôn ngữ dựa trên sự chân thành và tôn trọng, biểu hiện sự tu dưỡng và trí tuệ bên trong của một người. Cách một người nói chuyện thường phản ánh lối suy nghĩ và tâm lý bên trong của người đó.

Trong cuộc sống, việc bày tỏ một cách trung thực những suy nghĩ nội tâm của mình có thể giúp mọi người hiểu được tính cách và nhu cầu của bạn một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn.

Tại nơi làm việc, giao tiếp hiệu quả và thể hiện đầy đủ có thể giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu rất nhiều lãng phí do giao tiếp kém hiệu quả. Thể hiện bản thân một cách có tổ chức và hợp lý sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong mối quan hệ đối tác.

Nhà tuyển dụng nói ‘Ứng viên trước học ở Harvard, hãy cho tôi lý do để từ chối anh ta và nhận bạn’, chỉ vài câu nói, nhà tuyển dụng đã bị thuyết phục hoàn toàn! - Ảnh 3.

03. Những người có trí tuệ cảm xúc cao nói chuyện như thế nào?

Bạn đã bao giờ nghĩ tới những tình huống như: Tại sao có những người, bạn rất vui vẻ lắng nghe, nhưng cũng lại có những người vừa mở miệng, bạn đã không muốn lắng nghe?

Tại sao một blogger nào đó khi giới thiệu sản phẩm lại được rất nhiều người mua theo?

Tại sao mọi người đều sẵn sàng tích cực hợp tác và đáp ứng những yêu cầu của một số người?

Tại sao người khác lại miễn cưỡng lắng nghe những gì bạn nói?

Đằng sau điều này là ảnh hưởng trong cách diễn đạt của một người. Một doanh nghiệp có thể lớn đến mức nào thường phụ thuộc vào số lượng người mà công ty có thể ảnh hưởng; một người có thể đạt được những thành tựu gì cũng phụ thuộc vào số lượng người mà anh ta có thể ảnh hưởng.

Hãy quan sát những người đang phát triển tốt ở nơi làm việc, bạn sẽ thấy khả năng nói chuyện của họ ở trình độ rất cao.

1. Tạo sự thoải mái

Có một câu chuyện ngắn trong cuốn sách có tên "Người có trí tuệ cảm xúc cao có thể trò chuyện với bất cứ ai".

Tại một lễ trao giải văn học, hầu hết những người đoạt giải đều là những người trẻ tuổi với mái tóc đen. Chỉ có ông Yu Guanzhong đã ngoài sáu mươi và thái dương phủ đầy tóc bạc.

Trong bài phát biểu của mình, ông Yu Guanzhong đã hài hước nói: "Người nào đoạt giải khi còn trẻ thì nên đoạt giải cùng lớp người lớn tuổi, điều đó có nghĩa là người đó đã đạt được những thành tựu nhất định; nhưng nếu người đó đoạt giải khi đã già thì phải đoạt giải cùng lớp người trẻ tuổi, điều đó có nghĩa là họ không bị bỏ lại phía sau."

Bạn thấy đấy, hai câu nói đơn giản này không chỉ ngợi khen những người trẻ tài năng mà còn khéo léo giải quyết tình huống bối rối của bản thân, khiến mọi người có mặt đều cảm thấy thoải mái.

2. Sử dụng sự hài hước để hóa giải sự xấu hổ

Khi nhà văn Oscar Wilde đi du lịch nước ngoài, thanh tra hải quan hỏi ông có thứ gì cần khai thuế không. Wilde không hài lòng lắm với thái độ của nhân viên nên mỉm cười lịch sự nói: "Tôi không có gì để khai, ngoại trừ tài năng của mình."

Câu nói cùng sự điềm tĩnh khiến các nhân viên và những người có mặt tại đó không nhịn được cười.

Tác giả Napoleon Hill đã nói: "Một người có khiếu hài hước luôn có thể dễ dàng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh."

Duy trì khiếu hài hước thích hợp khi nói chuyện với người khác có thể kéo đối phương lại gần mình hơn, đồng thời cũng khiến đối phương trút bỏ sự cảnh giác và thúc đẩy sự hợp tác.

3. Chọn cách diễn đạt phù hợp

Đôi khi cùng một ý nghĩa, nhưng những cách diễn đạt khác nhau có thể mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: nếu một người bán hàng nói với khách hàng rằng 200 ngàn 2.5kg hướng dương và 2.5kg hướng dương giá 200 ngàn, sự khác biệt nằm ở đâu?

Sử dụng câu sau, doanh thu có thể tăng 30% so với câu trước.

Nói là một bản năng bẩm sinh, nhưng kĩ năng nói là một kĩ năng cần được trau dồi. Cùng một nội dung nhưng được thể hiện theo một cách khác có thể khiến người ta có những cảm xúc hoàn toàn khác nhau.

04

Cuốn sách có tên "Đối thoại quan trọng" có nói: "Hầu hết những điều ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy rằng chúng đều xuất phát từ việc giao tiếp kém".

Đối mặt với một ông chủ nghiêm khắc và hay chỉ trích, bạn chọn cách thụ động và chậm chạp trong công việc, và kết quả là công việc của bạn càng trở nên khó khăn hơn.

Đối mặt với ý kiến của đồng nghiệp, bạn trở nên tức giận và kết quả là mọi người sẽ tránh xa bạn. Nhìn chung, thủ phạm của nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống và công việc chính là "không biết cách ăn nói".

Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể trau dồi khả năng "nói", để người khác có thể cảm nhận cũng như có thể thực sự nhìn thấy được phẩm chất nội tại và trí tuệ bên trong của mỗi chúng ta.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại