Nhà tuyển dụng: "Khi nào 1 + 1 = 1?", nữ ứng viên chốt 1 câu được khen EQ cao ngất, sau đó nhận thư mời làm việc luôn!

Trang Vũ |

Theo bạn, đáp án là gì?

Với số lượng hồ sơ ứng tuyển ngày càng tăng, việc tìm kiếm nhân tài trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng một số bài test trong khi phỏng vấn. Theo đó, có những câu kiểm tra tưởng chừng như "ngoài lề" lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bằng cách đặt ra những câu hỏi mở, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng đánh giá được khả năng tư duy, giao tiếp và ứng biến của ứng viên.

Lương Thu, một sinh viên mới tốt nghiệp, đang hành trình tìm kiếm cơ hội việc làm. Sau nhiều nỗ lực tìm hiểu và gửi hồ sơ, cô nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty tài chính danh tiếng. Cô sinh viên mới ra trường đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về công ty, ôn lại kiến thức chuyên môn và chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn. Với sự tự tin và quyết tâm, Lương Thu hy vọng sẽ để lại ấn tượng tốt và sớm trở thành một phần của công ty.

Đúng ngày giờ được thông báo, Lương Thu có mặt tại công ty để tham gia buổi phỏng vấn. Xuất hiện bên cạnh cô là 2 ứng viên khác. Khi được hỏi về kiến thức chuyên môn, cả ba đã thể hiện rất tốt. Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo mà người phỏng vấn đưa ra đã khiến tất cả bọn họ đều bất ngờ:

"Khi nào 1 + 1 sẽ bằng 1?", người phỏng vấn hỏi.

Nhà tuyển dụng: "Khi nào 1 + 1 = 1?", nữ ứng viên chốt 1 câu được khen EQ cao ngất, sau đó nhận thư mời làm việc luôn! - Ảnh 1.

Câu hỏi phỏng vấn có phần lạ lùng khiến các ứng viên không khỏi bối rối. (Ảnh minh họa)

Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại khiến các ứng viên trở nên hoang mang.

Sau vài giây suy nghĩ, người đầu tiên trong số họ trả lời: "Tôi nghĩ 1 + 1 chỉ bằng 1 khi đó là phép tính sai, kết quả đúng là 2 chứ sao có thể là 1 được".

Người thứ hai sau đó cũng hồi hộp trả lời: "Tôi không hiểu tại sao 1 + 1 lại bằng 1 được. Tôi cũng nghĩ đó là một phép tính sai".

Lương Thu nghe xong câu trả lời của hai ứng viên kia, rồi nhìn qua người phỏng vấn, anh ấy không nói gì, cô thầm nghĩ: Vậy rõ ràng theo anh ấy thì 1 + 1 có thể bằng 1.  Im lặng một hồi, Lương Thu đưa ra câu trả lời: "Theo tôi, phép tính này sẽ tồn tại nếu chúng ta nghĩ khác đi một chút. Ví dụ: 1 chiếc tất + 1 chiếc tất = 1 đôi tất, 1 chiếc giày + 1 chiếc giày =  1 đôi giày. Không biết đáp án của tôi có thoả đáng không ạ?".

Nhà tuyển dụng nghe xong liền nở một nụ cười đồng tình và trực tiếp nhận Lương Thu vào làm việc.

Thực chất, câu hỏi này không đòi hỏi một đáp án đúng sai cụ thể. Nhà tuyển dụng chỉ muốn quan sát cách ứng viên tư duy và giải quyết vấn đề. Bằng cách này, họ có thể đánh giá cả trí thông minh và khả năng cảm nhận, ứng biến của ứng viên. Ngày nay, trong tình hình việc hợp tác kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn thì những nhân tài có EQ và IQ cao sẽ có thể nắm bắt tình hình tổng thể tốt hơn. Vì vậy, sự thông minh của Lương Thu là lý do chính khiến người phỏng vấn lựa chọn cô.

Theo 360doc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại