Chọn được một người bạn đời tốt cho phép chúng ta có được sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần. Từ đó giúp chúng ta trở nên tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta chọn lựa ngẫu nhiên, rất có thể sẽ chọn phải người không phù hợp, mang tới nhiều phiền phức, thậm chí còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tục ngữ có câu: "Biết người, biết mặt mà không biết lòng". Có người trước khi kết hôn cư xử với bạn rất tốt, coi bạn là tất cả nhưng sau khi về chung một nhà lại trở nên khó hòa hợp.
Vấn đề không chỉ do 2 người chưa thực sự hiểu nhau mà còn bởi vì trước khi kết hôn, người bạn đời của bạn cố tình che giấu nhiều điều. Đó có thể là tính cách, gia cảnh,… Chỉ sau khi đạt được mục đích của hôn nhân, họ mới dần để lộ ra bản chất của mình. Lúc đó, bao nhiêu điều tốt đẹp gần như tan biết, chỉ còn để lại sự xấu xí, thô bỉ.
Ai cũng mong muốn tìm được người xứng đôi vừa lứa. Vậy nên khi yêu nhau, chúng ta nên tìm hiểu đối phương kỹ lưỡng, tránh sai lầm để rồi phải ân hận.
Nhà tâm lý học Lý Mai Cẩn từng nói rằng, nếu bạn muốn đánh giá xem nửa kia của mình có đáng tin cậy hay không, chỉ cần hỏi họ 2 câu sau là đủ.
2 câu hỏi này thoạt nghe tưởng là điều bình thường nhưng lại có thể trực tiếp phản ánh tình hình thực tế của đối phương, hé lộ những điều quan trọng tuyệt đối khó giấu diếm.
Nhà tâm lý học Lý Mai Cẩn
1. Người già trong gia đình bạn như thế nào?
Đại học Ben-Gurion ở Israel từng thực hiện một nghiên cứu có tên là HABC, có nghĩa là sức khỏe – lão hóa - cấu trúc cơ thể.
Dự án nhằm mục đích khám phá mối quan hệ giữa sức khỏe người cao tuổi và thành phần cơ thể, bao gồm khối lượng cơ, mô mỡ, mật độ xương,… Tổng cộng có 298 người cao tuổi ở độ tuổi 70-82 đã tham gia nghiên cứu trong 9 năm.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã loại trừ tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát hiện ra rằng: Khi sự thèm ăn của người lớn tuổi được cải thiện, nguy cơ tử vong của họ giảm dần. Sự thèm ăn không nhất thiết phải do các vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Bản thân nó có thể là một yếu tố nguy cơ sức khỏe độc lập nên việc duy trì ăn ngon miệng có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và tuổi thọ của người cao tuổi.
Trong đó, sức khỏe của dạ dày có quan hệ mật thiết với sức khỏe tổng thể của người cao tuổi. Và thói quen ăn uống sẽ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Nếu một người cao tuổi có sức khỏe tốt, đó có thể không chỉ là dấu hiệu của gen trường thọ trong gia đình mà có thể hiện việc gia đình đó không có bệnh di truyền.
Đồng thời, điều này còn ngụ ý rằng, thói quen ăn uống của gia đình là lành mạnh, những người trẻ tuổi có thể thích nghi với lối sống của gia đình người bạn đời ngay sau khi họ kết hôn.
Ngoài việc có thể nhìn rõ thói quen ăn uống, lối sống, bạn còn có thể nhìn ra gia phong của gia đình họ.
Đối với người cao tuổi, việc ăn uống điều độ là vô cùng quan trọng. Và để đạt được điều này thì cần ăn đủ 3 bữa trong ngày. Ngoài ra, do những hạn chế về thể chất của người cao tuổi, họ cần sự đồng hành của các thành viên trong gia đình để trò chuyện, cùng đi dạo, tập thể dục nhằm duy trì sức khỏe tinh thần.
Nếu con cháu có thể chú ý đến chế độ ăn uống của ông bà hay cha mẹ hàng ngày thì đảm bảo sẽ cân bằng được dinh dưỡng cho họ, giúp họ có một sức khỏe tốt. Qua đó cũng thể hiện việc con cái hiếu thuận, tôn trọng người già. Gia đình kiểu này có bầu không khí tương thân tương ái, vui vẻ, ấm áp.
2. Bố mẹ bạn có tốt không?
Nhiều người cho rằng chỉ cần bạn đời tốt và đối xử với mình tốt thì không cần quan tâm đến gia cảnh và tình hình tài chính của nhau. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Jane Austen từng nói rằng: Thật vô lý nếu chỉ chú trọng đến tình yêu và thật ngốc nghếch khi không xem xét gia cảnh.
Trên thực tế, tính cách, nhân cách và giá trị của mỗi người đều bị ảnh hưởng bởi gia đình ở một mức độ nhất định.
Nếu chọn phải người bạn đời thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ về các giá trị gia đình, chúng ta có thể gặp phải những mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn trong đời sống vợ chồng sau này. Hay nếu họ sống trong môi trường bạo lực gia đình, dù nhận thức đúng hay sai thì vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều sự tiêu cực.
Chẳng hạn việc bố thường xuyên mắng mẹ sẽ để lại ấn tượng xấu cho con cái và khiến trẻ cho rằng đó là hành vi bình thường, chấp nhận được, mặc dù con cái sẽ dần hình thành những giá trị và phán đoán của riêng mình khi lớn lên. Nhưng tiềm thức của trẻ vẫn bị ảnh hưởng.
Kiểu môi trường gia đình này có thể khiến đứa trẻ cáu kỉnh, quyết đoán và ích kỷ trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong tương lai. Thậm chí trẻ có thể đi theo con đường cũ của bố mẹ. Bên cạnh bạo lực gia đình, việc nhà chính là yếu tố phản ánh rõ nhất bầu không khí gia đình.
Ở nhiều gia đình, phụ nữ phải làm việc nhà nhiều hơn. Tình trạng này không chỉ khiến phụ nữ cảm thấy không công bằng mà còn ảnh hưởng đến nhận thức và giá trị giới. Một đứa trẻ lớn lên nhìn thấy mẹ làm tất cả việc nhà, trong khi bố hầu như không tham gia sẽ có định kiến rằng việc nhà là việc phụ nữ nên làm.
Việc quan sát bố mẹ có yêu thương nhau hay không cũng rất quan trọng. Bố mẹ là người gần gũi với trẻ, hành vi và lời nói của bố mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trưởng thành của trẻ. Nếu bố mẹ tôn trọng, thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau, trẻ sẽ hình thành quan niệm đúng đắn về tình cảm. Điều này giúp giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo, hợp lý trong tình yêu và hôn nhân.
Mặc dù ảnh hưởng của môi trường gia đình rất quan trọng nhưng một số người có thể đã trải qua những khó khăn và thất bại khiến họ trân trọng hạnh phúc hơn, biết cách quản lý cuộc hôn nhân của mình tốt hơn. Chính vì vậy, khi đối mặt với cảm xúc, chúng ta nên giải quyết theo tình hình thực tế.