Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật

San San |

Dị vật kỳ lạ và bí ẩn nhất được khai quật thu hút tâm trí toàn thế giới.

Năm 1956, tại Côn Minh, Vân Nam, trên thị trường bất ngờ xuất hiện một số di vật văn hóa bằng đồng với hình thù kỳ quái. Một trong số những người sưu tầm cổ vật với bộ dạng đề phòng đã xuất hiện trước mặt các chuyên gia khảo cổ với một hiện vật bằng đồng kỳ lạ như vậy.

Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật - Ảnh 1.

Món đồ đồng trong tay người đàn ông không chỉ được chế tác tinh xảo mà còn có kiểu dáng độc đáo chưa từng thấy trước đây.

Người đàn ông vốn định để các chuyên gia tìm hiểu xem cổ vật văn hóa này có từ niên đại nào, giá tiền khoảng bao nhiêu. Tuy nhiên, khi nhìn thấy món đồ bằng đồng này các chuyên gia đã vô cùng sửng sốt.

Món đồ đồng trong tay người đàn ông không chỉ được chế tác tinh xảo mà còn có kiểu dáng độc đáo chưa từng thấy trước đây. Các chuyên gia vô cùng hào hứng hỏi người đàn ông xem liệu món đồ này tìm thấy từ đâu, như vậy mới có thể có căn cứ để đánh giá.

Tuy nhiên, người đàn ông dường như cũng đã có những tính toán trong đầu, tỏ vẻ thành khẩn trả lời: 'Nó xuất thân từ núi Lương Vương gần Côn Minh, tỉnh Vân Nam'. Ngay sau đó, các chuyên gia đã tổ chức một đội khảo cổ để nghiên cứu, điều tra về Lương Vương sơn.

Nhưng thật đáng tiếc sau nhiều nỗ lực họ không tìm thấy gì. Điều đó nghĩa là người đàn ông sưu tầm đồ cổ đã không nói đúng về địa điểm xuất thân của món đồ, hoặc ngay từ đầu người bán cũng đã lừa anh ta.

Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật - Ảnh 2.

Đồ đồng trữ bối chính là những hũ chứa bằng đồng dùng để đựng vỏ sò.

Tuy nhiên, thông tin về vị trí Lương Vương sơn không hoàn toàn vô nghĩa, ít nhất các chuyên gia cũng dần phát hiện ra dấu vết thực sự của các di vật văn hóa sau khi mở rộng phạm vi tìm kiếm.

Những người dân nhiệt tình ở Côn Minh cũng kể cho các chuyên gia nghe những gì họ đã thấy và nghe thấy trong những ngày gần đấy. Sau khi điều tra thực địa, nhóm chuyên gia cuối cùng cũng đã xác nhận được rằng nơi xuất thân của món đồ đồng kỳ lạ này là ở Thạch Trại sơn nằm gần Lương Vương sơn.

Ngay sau đó, một đội khảo cổ chuyên nghiệp đã xuất hiện tại địa điểm khảo cổ ở núi Thạch Trại và bắt đầu công việc khai quật, kết quả là một nhóm mộ khổng lồ đã được phát hiện. Khi các ngôi mộ được phát hiện, nhiều cổ vật văn hóa cũng được đưa ra khỏi lòng đất.

Trong số các di vật văn hóa này xuất hiện một số lượng lớn các đồ đồng trữ bối, là đồ đồng độc đáo ở nước Điền thời xuân thu (nay thuộc tỉnh Côn Minh), mang đậm tính địa phương và phong cách dân tộc.

Vậy đồ đồng trữ bối là gì? Ở thời đại đó, khi kỹ thuật nấu chảy chưa phát triển đầy đủ, vỏ sò từng được sử dụng trong một thời gian dài như một loại tiền tệ để giao dịch, cũng là biểu tượng của sự giàu có của những người có quyền lực. Và đồ đồng trữ bối chính là những hũ chứa bằng đồng dùng để đựng vỏ sò này.

Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật - Ảnh 4.

Một chiếc "trữ bối khí" rất đặc biệt đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người có mặt tại hiện trường. Có tới 52 tượng người được đúc trên nắp của chiếc hũ chỉ với đường 30 cm này, và như các tư thế của tượng thì họ dường như đang thực hiện một hoạt động cúng tế kỳ lạ.

Điểm quý hiếm hơn nữa là trên nắp của những hũ đồng với đường kính chỉ vài chục cm này còn được chạm khắc hình thù các con vật hoặc con người với những tư thế khác nhau vô cùng sinh động, mô tả những nội dung khác nhau như chiến tranh, săn bắn hay cúng tế.

Khi các chuyên gia vẫn còn đang hào hứng chiêm ngưỡng về tính thẩm mỹ và tay nghề chế tác tuyệt vời của những món đồ đồng này, thì một chiếc "trữ bối khí" rất đặc biệt đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người có mặt tại hiện trường. Có tới 52 tượng người được đúc trên nắp của chiếc hũ chỉ với đường 30 cm này, và như các tư thế của tượng thì họ dường như đang thực hiện một hoạt động cúng tế kỳ lạ.

Ở chính giữa đám đông, có một cây cột với hai con rắn quấn quanh. Hình tượng này ngay lập tức thu hút tâm trí của mọi người, sự kỳ lạ và bí ẩn không thể diễn tả được. Căn cứ vào hoạt động tế lễ, vị trí của cây cột ở giữa và các di vật văn hóa khác được khai quật, các chuyên gia đánh giá rất có thể cây cột chính là "xã trụ" của nền văn minh bí ẩn này.

Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật - Ảnh 5.

Ngay khi các chuyên gia còn đang thắc mắc trước hoạt động cúng tế được thể hiện trên nắp của "trữ bối khí" này, thì những điều bất ngờ tiếp tục xảy ra. Tại ngôi mộ số 6 trong đám lăng mộ được khai quật ở Thạch Trại sơn, họ tìm thấy một di vật văn hóa cấp quốc gia – Đó là chiếc ấn của Điền vương.

Khái niệm "xã trụ" thực ra có nghĩa là vua chúa các chư hầu quốc thời cổ đại thường dựng lên một trụ cột trong phạm vi cai trị của họ để đại diện cho quyền lực của bản thân và kế thừa ý trời, là quyền lực được thiên tử ban cho.

Trong lãnh địa của các chư hầu vương, họ thật sự dưới một người, nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Như vậy có nghĩa là nhóm lăng mộ này có thể là của một nhân vật ở tầng lớp chư hầu.

Về nguồn gốc của những di vật văn hóa này, nhiều chuyên gia cho rằng nó có nguồn gốc từ Điền quốc cổ đại đầy bí ẩn. Mặc dù "Sử ký" hiếm khi ghi chép về nước Điền cổ đại, nhưng không có nghĩa là không được nhắc tới. Đoạn sử có viết: Hán Vũ Đế đã từng phái đại quân Hán triều đến biên giới Tây Nam, sau đó liên tiếp sắc phong cho Dạ Lang quốc và Cổ Điền quốc, còn thiết lập quận Ích Châu.

Ngay khi các chuyên gia còn đang thắc mắc trước hoạt động cúng tế được thể hiện trên nắp của "trữ bối khí" này, thì những điều bất ngờ tiếp tục xảy ra. Tại ngôi mộ số 6 trong đám lăng mộ được khai quật ở Thạch Trại sơn, họ tìm thấy một di vật văn hóa cấp quốc gia – Đó là chiếc ấn của Điền vương.

Nhà sưu tầm đồ cổ mang dị vật đi giám định, chuyên gia tròn mắt hỏi địa chỉ rồi vội cho người đi khai quật - Ảnh 7.

Chiếc ấn vàng này, sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép rõ ràng: nó là chiếc ấn do Hán Vũ Đế ban cho Điền vương sau khi hàng phục vào năm Nguyên Phong thứ hai.

Đáng tiếc, mặc dù "Hậu Hán thư" và "Hoa Dương quốc chí" sau này cũng ghi chép về nước Điền cổ đại, nhưng hầu hết đều chỉ trích dẫn ghi chép của Tư Mã Thiên, và hầu như không có ghi chép nào chính thức hoặc riêng biệt về Điền quốc hay các vị Điền vương.

Và như vậy, trong lịch sử Trung Quốc, nước Điền cổ đại này dần biến mất, thậm chí còn trở thành "thần thoại".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại