Nhà nào cũng có "chất độc" này, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và phòng tránh

Ngọc Dung |

Chất độc này có thể ‘lẩn trốn’ trên tường, dưới sàn nhà, bát đĩa hay những nơi mà chúng ta không ngờ đến.

Nhà là nơi ta trở về sau một ngày dài mệt mỏi, là nơi ta cảm thấy an toàn khi ở đó. Tuy nhiên bất ngờ là khi ở trong nhà, chúng ta vẫn có nguy cơ phải đối mặt với các ‘chất độc’ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể mà nhiều người không biết đến. Sau đây là những cách đơn giản giúp bạn loại bỏ những chất độc đó.

Thông gió thường xuyên dù trong thời tiết lạnh

Nhà nào cũng có chất độc này, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và phòng tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Có thể bạn chưa biết, xung quanh chúng ta tồn tại một loại khí có tên là radon, một chất phóng xạ tự nhiên, không màu, không mùi, không vị. Radon là chất gây ung thư nhóm 1 theo phân loại của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Khi radon xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, nó sẽ làm tổn thương các mô dẫn đến ung thư phổi. Vì thế hãy mở cửa sổ ít nhất 10 phút mỗi ngày, dù trong thời tiết lạnh, để giúp không khí lưu thông, giảm nồng độ radon trong nhà.

Xử lý các vết nứt trên tường và sàn nhà

Radon được sản sinh ra từ các loại đất đá như đá hoa cương. Nó cũng xâm nhập qua các vết nứt trên vật liệu xây dựng, ví dụ như bê tông để đi vào trong nhà.

Do đó cần chú ý gia cố các vết nứt trên tường và sàn nhà bằng vữa sửa chữa, keo, xi măng..., đặc biệt là với những ngôi nhà xây lâu năm thường xuất hiện hiện tượng nứt tường, nứt sàn để ngăn chặn radon.

Lau bụi, dọn bồ hóng thường xuyên

Nhà nào cũng có chất độc này, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và phòng tránh - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Trong bụi và bồ hóng, cũng như khí thải, nước thải có chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, asen... Nếu không loại bỏ bụi bẩn bám trong nhà thường xuyên, các kim loại nặng kể trên có thể sẽ đi vào trong cơ thể và tích tụ ở đó, cuối cùng gây ra nhiều loại ngộ độc mãn tính khác nhau.

Không ăn nội tạng cá

Cá là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và được nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên do môi trường nước bị ô nhiễm, các kim loại nặng thường được tích tụ trong cơ thể cá dưới dạng thủy ngân hữu cơ. Vì thế khi lựa chọn ăn cá, hãy loại bỏ ruột của chúng, đừng ăn gan hay thận. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ em nên hạn chế ăn các loại cá to vì chúng chứa nhiều methyl thủy ngân hơn.

Cẩn thận khi dùng nồi, chén, tô bằng nhôm

Nhà nào cũng có chất độc này, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và phòng tránh - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Nhôm là kim loại nhẹ nhưng cũng gây ra những vấn đề cho xương và hệ thần kinh trung ương nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều. Tuy nhôm không độc hại bằng các kim loại nặng, nhưng tốt hơn hết vẫn nên vứt bỏ nồi, tô, chén nhôm có lớp phủ bị bong tróc và sử dụng dụng cụ cọ rửa mềm để tránh lớp sơn phủ ngoài bị bong ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại