Trước hết, lần gần nhất cả bốn hiện tượng thiên văn này xuất hiện là cách đây hơn 150 năm.
Ảnh: NASA
Kể cả khi xảy ra riêng lẻ, những hiện tượng này cũng tương đối hiếm. Ví dụ, trăng xanh xuất hiện khi trăng tròn hai lần trong cùng một tháng dương lịch. Vì tháng âm lịch ngắn hơn tháng dương (trừ tháng 2), nên một số năm có 13 lần trăng tròn thay vì 12 lần.
Chu kỳ trăng xanh là 2,7 năm một lần, lần cuối nó xảy ra là ngày 31/7/2015. Tuy nhiên trăng xanh không thực sự có màu xanh.
Ảnh: Tomsajinsa
Siêu trăng phổ biến hơn trăng xanh. Siêu trăng xảy khi trăng tròn vào ngày mặt trăng di chuyển trên quỹ đạo đến điểm gần Trái Đất nhất. Siêu trăng lần gần nhất là ngày 1/1/2018, vì có hai lần trăng tròn trong tháng 1 nên có "trăng xanh".
Hai hiện tượng nguyệt thực toàn phần và trăng máu có mối liên hệ với nhau. Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, mặt trăng có màu "đỏ như máu" hoặc ít nhất là nâu đỏ.
Ảnh: NASA
Nguyên nhân là do khi mặt trăng bị Trái Đất phủ bóng, một phần ánh sáng từ bình minh hay hoàng hôn trên Trái Đất phản chiếu lên mặt trăng, khiến cho người ở Trái Đất thấy mặt trăng màu đỏ. Lần cuối xảy ra nguyệt thực toàn phần là vào khoảng giữa 27-28/9/2015.
Người sống ở khu vực Trung Đông, châu Á, Đông nước Nga, Australia và Úc có thể theo dõi nguyệt thực toàn phần này khi trăng mọc tối 31/1. Nhưng, siêu trăng và trăng xanh có thể được nhìn thấy trên toàn thế giới nếu trời không nhiều mây.