Khi xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc, khán giả chắc chắn sẽ có ít nhất 1 lần thắc mắc tại sao giày của người xưa lại khác với giày chúng ta đang sử dụng.
Mũi giày hiện tại đa số đều bằng phẳng, còn mũi giày xưa vểnh hướng lên trên.
Ngay từ thời Tiền Thần, "giày kiều đầu" (giày mũi vểnh) đã bắt đầu phổ biến. Trên những đồ gốm xưa được khai quật ở Thanh Hải, Trung Quốc đều có vẽ những hình ảnh người mang giày mũi vểnh.
Sự xuất hiện của loại giày này có lịch sử hơn 5000 năm và là kiểu giày chủ yếu ở triều nhà Minh và nhà Thanh.
Liên quan đến câu hỏi tại sao những đôi giày này lại có mũi giày vểnh lên, các chuyên gia nghiên cứu đã chia sẻ những ý kiến sau:
1. Trong thời kỳ Xuân Thu, con người đặc biệt quan tâm đến lễ nghi và việc trang trí mũi giày được nhiều người chú ý.
Mũi giày vểnh lên rất có thể có liên quan đến tín ngưỡng và thờ cúng của người cổ đại, với kỳ vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
2. Những đôi giày đặc biệt đó có công dụng thiết thực là bảo vệ các ngón chân. Nếu có va chạm vào vật cứng cũng có thể giảm tổn thương đến ngón chân và cả bàn chân.
Ngoài ra, nếu không phải đi lại thì giày sẽ giúp người mang đứng vững hơn.
3. Ở thời Trung Quốc cổ đại, bất kể là nam nhân hay nữ nhân đều phải khoác lên người nhiều lớp áo, váy và áo choàng dài.
Điều này sẽ rất bất tiện khi di chuyển, khiến họ khó khăn khi bước đi và dễ té ngã.
Do đó, mũi giày vểnh lên còn có công dụng giữ váy hoặc áo choàng, tránh tung bay quá cao và không để chúng vướng víu khi bước đi. Đặc biệt là vào trời mưa.
Từ những ý kiến trên có thể thấy thiết kế giày của người xưa thật sự vô cùng sáng tạo, vừa ý nghĩa vừa nhiều sự tiện dụng, đôi khi vượt hơn cả tưởng tượng của hậu thế.