Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai

Mộc Miên |

Đêm Halloween, các cô gái sẽ gọt vỏ một quả táo, sau đó quăng vỏ ra sau lưng. Vỏ rơi xuống thành hình chữ gì thì chồng tương lai có tên bắt đầu bằng chữ cái ấy.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 1.
Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 2.

Halloween là một ngày lễ được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm, bắt nguồn từ lễ hội Samhain của người Celtic cổ xưa, khi mọi người đốt lửa và mặc trang phục để xua đuổi ma quỷ.

Khoảng 2.000 năm trước, người Celt chủ yếu sinh sống ở khu vực ngày nay là Ireland, Vương quốc Anh và miền Bắc nước Pháp, đã tổ chức lễ đón năm mới vào ngày 1/11.

Ngày này đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và chuyển sang mùa đông lạnh giá tăm tối, thời điểm gắn liền với cái chết của con người. Người Celt tin rằng vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt.

Vào đêm 31/10, người ta tin rằng những hồn ma của người chết đã trở lại trái đất, nên họ tổ chức lễ Samhain.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 3.

Ngoài việc gây rắc rối và làm hư hại mùa màng, người Celt cho rằng sự hiện diện của các linh hồn ở thế giới khác khiến các Druid, hay còn gọi là thầy tu Celtic, dễ dàng đưa ra dự đoán về tương lai.

Đối với một dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới tự nhiên đầy biến động, những lời tiên tri này là nguồn an ủi quan trọng trong suốt mùa đông dài tăm tối.

Để kỷ niệm sự kiện này, Druids đã xây dựng những đống lửa thiêng khổng lồ, nơi người dân tụ tập để đốt cây trồng và dâng vật nuôi làm vật hiến tế cho các vị thần Celtic.

Đến năm 43 sau Công nguyên, Đế chế La Mã đã chinh phục phần lớn lãnh thổ của người Celt.

Trong suốt 400 năm họ cai trị vùng đất Celtic, hai lễ hội có nguồn gốc từ La Mã đã được kết hợp với lễ kỷ niệm Samhain truyền thống của người Celtic.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 4.

Ngày lễ đầu tiên là Feralia, một ngày vào cuối tháng 10 khi người La Mã truyền thống tưởng niệm sự ra đi của người chết. Ngày lễ thứ hai là ngày để tôn vinh Pomona, nữ thần cây trái của người La Mã.

Ban đầu, Halloween có tên gọi gốc là All Hallows' Eve, trong đó "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh", còn trong tiếng Scotland, từ "eve" chính là even (chiều tối) trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een.

Trải qua nhiều thế kỷ, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween và là tên gọi chính thức được nhiều người biết đến trên toàn thế giới.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 5.

Trong truyền thuyết của người Ireland có một nhân vật tên Stingy Jack. Jack là một kẻ nghiện rượu, thường ăn trộm đồ của dân làng và bị mọi người ghét bỏ, đuổi đánh.

Không những vây, anh ta còn vô cùng tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì.

Jack thậm chí đã mời Ác quỷ đi uống rượu với mình. Tuy nhiên, Jack không muốn trả tiền cho đồ uống của mình, vì vậy anh đã thuyết phục Ác quỷ biến mình thành một đồng xu để Jack có thể sử dụng để mua đồ uống của họ.

Khi Ác quỷ đã làm như vậy, Jack quyết định giữ tiền và bỏ vào túi của mình bên cạnh một cây thánh giá bằng bạc, điều này ngăn không cho Ác quỷ thay đổi trở lại hình dạng ban đầu.

Jack cuối cùng đã giải thoát cho Ác quỷ, với điều kiện rằng anh ta sẽ không làm phiền Jack trong một năm và nếu Jack chết, anh ta sẽ không được lấy đi linh hồn của Jack.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 6.

Năm sau, Jack lại lừa Ác Quỷ leo lên cây hái quả. Trong khi ở trên cây, Jack đã khắc dấu thánh giá vào vỏ cây để Ác quỷ không thể xuống cho đến khi Ác quỷ hứa với Jack sẽ không làm phiền anh ta trong mười năm nữa.

Ngay sau đó, Jack chết. Theo truyền thuyết, Chúa sẽ không cho phép một nhân vật xấu xí như vậy lên thiên đường.

Ác quỷ thì buồn bã vì thủ đoạn mà Jack đã chơi với anh ta và giữ lời không bao giờ tước đi linh hồn anh ta. Do đó Jack cũng không thể vào địa ngục. Linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.

Ông đã tiễn Jack vào đêm tối chỉ với một hòn than đang cháy để soi đường cho anh. Jack đã cho than vào một củ cải chạm khắc và từ đó đến nay vẫn đi khắp Trái đất.

Người Ireland bắt đầu gọi nhân vật ma quái này là "Jack of the Lantern", và sau đó, chỉ đơn giản là "Jack O'Lantern”.

Linh hồn của Jack cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt.

Jack đã bỏ hòn than vào củ cải đỏ khoét rỗng, khắc hình mặt quỷ. Cứ thế Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 7.

Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.

Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy.

Bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ).

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 8.

Hóa trang là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác.

“Trick Or Treat” là câu nói thường được nhắc tới trong ngày lễ này. “Trick” nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: “Treat” là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi.

Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói “trick or treat". Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi".

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 9.

Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc “trick” nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Mỹ trong đêm Halloween.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 10.

Có nhiều phong tục từng được thực hiện trong ngày Hallween với niềm tin rằng có thể các cô gái gặp được người chồng tương lai của mình.

Ném hạt phỉ: Ở Scotland, các thầy bói đề nghị các cô gái trẻ viết tên các chàng trai tỏ tình với cô, hoặc cô ấy thích lên hạt phỉ và sau đó ném các hạt này vào lò sưởi.

Hạt nào cháy đi tượng trưng cho một tình yêu không bền vững, hạt nào nở bung như ngô tượng trưng cho một tình yêu tuyệt vời.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 11.

Gặp chồng trong mơ: Một phong tục khác là các cô gái trẻ sẽ ăn một món pha chế có đường làm từ quả óc chó, quả phỉ và hạt nhục đậu khấu trước khi đi ngủ vào đêm Halloween, và trong giấc mơ, cô ấy sẽ gặp được chồng tương lai của mình.

Soi gương ngặp người thương: Có một nghi lễ hơi “dựng tóc gáy” là đúng nửa đêm của ngày lễ Halloween (31/10), các cô gái cầm trên tay mình một chiếc gương tay và một cây nến, tắt hết đèn đóm trong nhà, sau đó bước lên cầu thang từng bước một.

Khuôn mặt của người chồng tương lai sẽ hiện dần lên trong chiếc gương.

Còn trong trường hợp nếu nó hiện lên một cái sọ người hoặc một cái xác mục rữa thì có nghĩa là cô gái sẽ chết trước khi lấy được chồng.

Gọt vỏ táo: Các cô gái sẽ gọt vỏ một quả táo, cố gắng gọt nó thật dài, sau đó quăng vỏ nó ra sau lưng. Vỏ quả táo rơi xuống đất thành hình chữ gì thì chồng tương lai sẽ có tên bắt đầu bằng chữ cái ấy.

Nguồn gốc Halloween và những phong tục bị lãng quên: Soi gương lúc nửa đêm để thấy mặt chồng tương lai - Ảnh 12.

"Bob" táo: Các cô gái sẽ bí mật đánh một dấu nhỏ lên quả táo rồi thả nó vào chậu nước. Sau đó các anh giai sẽ thay nhau "bob" - dùng miệng để nhặt quả táo lên.

Anh chàng nào nhặt được quả táo của cô gái nào thì đó sẽ trở thành một lời tiên tri rằng họ sẽ trở thành một cặp.

Cũng trong một phiên bản khác của trò chơi thì các cô gái cũng sẽ tham gia "bob" táo. Tối đó họ đem quả táo đặt xuống dưới gối thì sẽ được nằm mơ thấy chồng tương lai của mình.

Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Halloween.

Hiện nay, phổ biến nhất là hình thức thi nhau lấy được thật nhiều quả táo trong thau nước, hoặc thi gọt vỏ táo, vỏ táo càng dài thì càng sống lâu…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại