Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ

Đình Đình |

Đoạn phim ngắn "Đàn ông không được khóc, nhưng tại sao họ lại khiến cho phụ nữ phải rơi lệ?" do các nhà làm phim Bollywood sản xuất đã thức tỉnh nhiều người còn mang nặng tư tưởng cổ hủ "trọng nam khinh nữ".

Người ta thường nói: "Đàn ông con trai ai lại khóc bao giờ?", bởi vì họ cho rằng đàn ông là phái mạnh, đương nhiên sẽ không được phép tỏ ra yếu đuối, cho dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đoạn video khiến nhiều người phải giật mình xem lại bản thân.

Thế nhưng, liệu trong số những con người nam tính ấy, có bao nhiêu người hiểu rằng đàn ông không được khóc không có nghĩa là họ có quyền khiến cho người khác phải rơi lệ, đặc biệt là phái yếu?

Phụ nữ sinh ra vốn đã chân yếu tay mềm, sức lực chẳng thể sánh nổi với đàn ông, vậy mà có những kẻ mang danh phái mạnh lại nhẫn tâm cư xử tàn tệ với những người trói gà chẳng chặt ấy.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 2.

Ở Ấn Độ, tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa đến nay luôn rất nặng nề, tình trạng bạo lực gia đình thì càng khỏi phải bàn cãi.

Thậm chí, có những cô gái được gả về nhà chồng mà chẳng khác nào bị bán đi làm nô lệ, suốt đời chẳng có lấy nổi một ngày hạnh phúc và thường xuyên phải đối mặt với đòn roi hay những lời thoá mạ.

Trước hiện thực tàn khốc, nhiều tổ chức xã hội đã phải ra tay hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân và phần nào giúp cho phụ nữ nước này bớt phải chịu những cảnh khổ đau không lối thoát. Và tất nhiên, các nhà làm phim Bollywood cũng không phải là ngoại lệ.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 3.

Nằm trong chiến dịch #StartWithTheBoys (Bắt đầu từ những cậu bé) của đạo diễn Vinil Mathew, đoạn phim ngắn "Đàn ông không được khóc, nhưng tại sao họ lại khiến cho phụ nữ phải rơi lệ?" được ra mắt vào năm 2014 đã gây chấn động dư luận Ấn Độ.

Qua đoạn phim đầy ý nghĩa này, ai cũng có thể bắt gặp bản thân mình trong đó. Người ta thường dạy con trai phải mạnh mẽ, phải dũng cảm cho dù ở trong bất kỳ trường hợp nào.

Đau hay buồn đến mấy cũng phải nín nhịn, bởi đàn ông thì không được khóc. Nhưng họ quên mất rằng không được khóc không có nghĩa là có thể tự cho mình cái quyền khiến người khác phải rơi lệ, đặc biệt là với phụ nữ.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 4.

Phụ nữ với bản tính yếu đuối vốn sinh ra là để được yêu thương, chứ không phải là nơi trút giận hay bao cát vô hồn để đàn ông thoải mái thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Vì vậy, tất cả những người thuộc phái mạnh, bất kể già trẻ lớn bé, đều cần phải ghi nhớ tuyệt đối không được làm phụ nữ khóc.

Từng có một ông bố dạy con trai mình rằng: "Bất kể xảy ra chuyện gì, nếu con khiến cho vợ mình phải khóc thì đó đều là lỗi của con."

Có thể với nhiều người, câu nói này không hoàn toàn đúng, nhưng giữa một xã hội vẫn còn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới tính, cách nghĩ cần phải bảo vệ cho người phụ nữ mà mình yêu thương ấy thật sự cần được phổ cập rộng rãi hơn nữa.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 5.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 6.

Người ta thường dạy con trai không được khóc, nhưng lại quên dặn họ không được khiến cho phụ nữ phải rơi lệ - Ảnh 7.

Đàn ông không được khóc không có nghĩa là họ có quyền khiến cho phụ nữ phải rơi lệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại