Kiếm tiền hay tiêu tiền đều khó khăn như nhau. Nếu chỉ biết kiếm tiền, đó gọi là sinh tồn. Nếu chỉ biết tiêu tiền, đó gọi là phá của.
Phải vừa biết kiếm vừa biết tiêu, bạn mới có một cuộc sống tốt. Không ít người cho rằng kiếm càng nhiều, tiêu càng ít thì càng nhanh giàu.
Thực ra, tiết kiệm chỉ khiến số tiền không hao hụt đi nhưng không thể "đẻ" ra thêm những giá trị mới.
Bạn phải biết cách chi tiêu sao cho thông minh, đặt đồng tiền của mình vào những mục tiêu xứng đáng, bạn sẽ nhận được càng nhiều và đem lại chất lượng sống tốt hơn cho những người thân yêu.
Vậy tại sao người khác càng tiêu càng có, còn bạn lại ngày càng nghèo mà không kiếm được bao nhiêu?
Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ bạn chưa biết cách quản lý tiền thông minh và có những quan niệm tài chính chưa chính xác khi cố gắng làm giàu nhanh chóng.
2 sai lầm thường thấy sau sẽ giải thích hầu hết mọi trường hợp khiến bạn "ném tiền qua cửa sổ" một cách vô ích suốt thời gian qua:
1. Đầu tư mù quáng vào các sản phẩm kiếm lời cao trong thời gian ngắn
Mọi người đều biết rằng: Rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao.
Nhưng chính vì mù quáng chỉ nhìn vào vế "lợi nhuận" nên rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư vào các sản phẩm như thế, trong khi bản thân không đủ hiểu biết về "rủi ro lớn" đi kèm sản phẩm.
Giống như nghệ thuật xiếc đi trên dây, các nghệ sĩ biểu diễn phải luôn tin rằng mình có thể làm được và không bao giờ bị ngã.
Trong vụ đầu tư "liều ăn nhiều" kiểu này, bất kỳ ai cũng ôm tâm lý may mắn rằng: "Chắc nó chừa mình ra" hoặc là "Chắc mình không xui xẻo đến thế".
Những sản phẩm đầu tư như vậy thường kiếm về cho bạn rất nhiều lợi nhuận ở thời gian đầu nên thu hút nhiều người tham gia với số tiền lớn hơn nữa.
Đến lúc rủi ro xuất hiện, sản phẩm không đủ điều kiện giải quyết vấn đề, bạn chính thức rơi vào vòng xoáy thua lỗ không có hồi kết.
2. Không có năng lực đầu tư vậy thì cứ tiết kiệm tiền, giữ được càng nhiều càng chóng giàu có
Sau khi trải qua những cuộc đầu tư thất bại và thua lỗ nhiều tiền, một số người sẽ cảm thấy sợ hãi, không còn tâm lý muốn đầu tư kiếm lời nữa. Thay vào đó, họ quyết định đặt ra cho mình những kế hoạch tăng thu giảm chi khác nhau .
Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm đến từ thu nhập của một người sẽ không bao giờ khiến họ có thể giàu có được.
Trong khi đó, chất lượng cuộc sống của họ lại sụt giảm một cách nhanh chóng. Vậy là họ vừa phải trải nghiệm đời sống nghèo khó hơn, vừa khó lòng trở nên giàu có nổi.
Tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư mới là cách tiêu tiền khôn ngoan.
Cuối cùng, để thực sự trở thành người tiêu tiền thông minh, càng tiêu càng có, chúng ta nên làm gì?
Thứ nhất, sẵn sàng đầu tư kết hợp với phương pháp quản lý tiền bạc thông minh.
Kế hoạch hợp lý nhất là bạn dành ra một khoản chi phí sinh hoạt vừa đủ và một khoản tiền nhất định dùng cho trường hợp khẩn cấp, số còn lại nên được sử dụng hợp lý, không để "tiền chết" nằm yên trong tủ tiết kiệm.
Nếu bây giờ bạn có 50 triệu đồng và dùng để tiết kiệm, sau 10 năm, bạn sẽ có 75 triệu đồng.
Nhưng nếu bạn dùng 50 triệu đồng bây giờ để đầu tư, sau 10 năm, bạn có thể nhận được 500 triệu đồng. Vậy bạn sẽ chọn tiết kiệm hay đầu tư?
Cách đầu tư đúng đắn nhất là lựa chọn sản phẩm mình thực sự hiểu biết, nắm rõ lợi nhuận nó sẽ đem lại khi bạn bỏ ra một số tiền nhất định.
Lấy ví dụ thế này, một nhân viên văn phòng có năng lực làm việc không quá nổi bật, bằng cấp cũng chỉ thuộc bậc trung đang phiền não vì mình không kiếm được nhiều tiền.
Bạn anh ta khuyên rằng: "Sao không lấy số tiền vừa kiếm được để đi học và lấy thêm bằng cấp cao hơn?".
Anh chàng nhân viên trả lời: "Học làm gì, lãng phí thời gian và tiền bạc." Sau đó, anh này quyết định tiêu tiền vào đầu tư cổ phiếu.
Vấn đề ở đây xuất hiện: Tại sao anh ta lại đầu tư vào chứng khoán, một thị trường hoàn toàn lạ lẫm với nhân viên văn phòng như mình mà không chịu dùng cho khả năng kiếm lời lâu dài hơn?
Đối với nhân viên làm công ăn lương, việc chi tiền cho đào tạo, mua thêm sách vở, nhận thêm kiến thức và trải nghiệm là khoản đầu tư cực kỳ cần thiết, chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích và cơ hội tiền bạc.
Đây là lựa chọn vừa bền vững vừa lâu dài mà đáng ra anh ta nên lựa chọn.
Nhìn xa trông rộng để hướng tới lợi nhuận lâu dài.
Thứ hai, đầu tư cho các mối quan hệ.
Khi chúng ta có khả năng, các mối quan hệ từ từ sẽ đến một cách tự nhiên, nhưng đừng bỏ mặc chúng phát triển mà hãy dành công sức đầu tư. Rất có thể một trong số họ sẽ trở thành quý nhân, đem đến cho bạn những cơ hội bất ngờ.
Có một anh chàng chỉ là nhân viên bán hàng thông thường của một hãng ô tô. Anh này quen biết với một nhóm người am hiểu xe cộ khác.
Anh thường xuyên tụ tập cùng cả nhóm và đứng ra trả tiền cho những bữa ăn. Sau khi quan hệ thân cận hơn, anh quyết định mở văn phòng riêng và lôi kéo tất cả bọn họ về làm việc với mình.
Chỉ sau 2 năm, việc làm ăn của họ ngày càng tốt và anh nhân viên ngày nào giờ đã trở thành trưởng phòng kinh doanh nổi tiếng khắp thành phố.
Lòng can đảm và tầm nhìn xa trông rộng của anh ta khiến người bình thường thực sự khâm phục.
Chính vì vậy, đứng trước những quyết định quản lý tài chính, hãy nhớ rằng, đồng tiền nằm yên là đồng tiền chết.
Đừng chỉ tiết kiệm, hãy sử dụng chúng vào đầu tư một cách hiệu quả và hợp lý, bạn sẽ gặt hái ngày càng nhiều thành tựu.