Ở Nhật Bản có một bà nội trợ dành hơn nửa cuộc đời trong nhà bếp, 30 năm nấu ra những món giữ gìn vẻ đẹp trên bàn ăn của rất nhiều hộ gia đình. Người phụ nữ ấy tên là Harumi Kurihara.
Bà được mệnh danh “Martha Stewart của Nhật Bản” tự tạo ra hơn 4.000 công thức nấu ăn, là người dẫn chương trình của nhiều chương trình truyền hình, tác giả của cuốn "Suteki Recipe", một tạp chí công thức nấu ăn phát hành hàng quý đã bán được 20 triệu bản, cũng như hơn 3 sách dạy nấu ăn và tạp chí phong cách bán chạy nhất, có một dòng dụng cụ nấu ăn mang tên bà và sở hữu một chuỗi cửa hàng.
Harumi Kurihara chưa từng học nấu ăn chuyên nghiệp, và chỉ dựa vào kinh nghiệm làm nội trợ tận tâm tận sức nấu cho gia đình những bữa ăn ngon. Nhưng có lẽ sự dung dị này đã thổi hồn vào các món ăn của bà Harumi.
Đương nhiên, Harumi Kurihara gây ấn tượng nhất chính là nụ cười khiến người ta không thể cưỡng lại trong thước phim thực tế được đài NHK Nhật Bản ghi lại vào năm 2011. Không ai tin rằng lúc đó xuất hiện trong ống kính, bà đã 64 tuổi.
Nổi tiếng với năng suất làm việc cần mẫn cao, mỗi năm bà đều xuất bản bốn kỳ tạp chí tự tay biên tập, 4.000 món được làm ra, không món nào giống món nào.
Có lẽ chỉ người biết và yêu nấu ăn mới thấu hiểu sự khó nhọc của những bà nội trợ. Phụ nữ nội trợ thường bị xem thường và nhận về định kiến không tốt. Sự nỗ lực của bà Harumi đã góp phần phá vỡ định kiến này và giúp không ít phụ nữ nội trợ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân.
Ảnh gia đình bốn người khi Harumi Kurihara còn trẻ
Chịu trách nhiệm về sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình, bữa ăn chính là “bí kíp” quan trọng nhất. Không cần gì xa xỉ, ba bữa ăn một ngày cũng là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu người mẹ, người vợ dành cho chồng con.
Một lần tình cờ trộn cá ngừ vào cà rốt, bất ngờ trở thành món ăn được ưa chuộng nhất trong bữa cơm gia đình, đồng nghiệp của chồng sau khi thưởng thức rất ngạc nhiên, hỏi bà Harumi có ý định làm công việc liên quan đến ẩm thực hay không.
Kể từ đó, các ấn phẩm của Harumi Kurihara bắt đầu xuất bản thường xuyên trên tạp chí và truyền hình.
Theo Harumi Kurihara, tận tâm tận sức vào từng thành phần trong mỗi món ăn để tạo niềm tin của độc giả dành cho công thức của mình chính là điều quan trọng nhất, cũng là thử thách nghiêm khắc dành cho bản thân.
Thế nhưng khi đã nổi tiếng, ngày nào cũng bận rộn với việc tìm tòi và sáng tạo món mới, Harumi Kurihara dần cảm thấy bản thân như một quyển sách giáo khoa cứng nhắc. Có thời điểm, bà dường như không tìm thấy niềm vui trong nấu ăn như trước đây.
Bà suy nghĩ thật lâu, cuối cùng nhận ra nụ cười trên môi của chồng và các con khi thưởng thức bữa cơm mình nấu mới là hạnh phúc và sự nhiệt huyết lớn nhất trong đời bà. Bà chia sẻ với chồng về suy nghĩ của mình. Được chồng ủng hộ, bà tiếp tục công việc sáng tạo của mình, nhưng lần này đã khác, vì bà nấu ăn với mục tiêu “tạo ra niềm vui cho mọi người khi ăn uống”.
Mang theo tâm thái này, các món được Harumi Kurihara sáng tạo ra càng được đón nhận hơn.
“Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn đầy niềm vui, nào có nhiều chuyện tốt như vậy. Do đó, chúng ta mới phải học cách cảm nhận được hạnh phúc từ những việc nhỏ nhặt, ví dụ như một món ăn ngon, cảm thụ từng mảnh ghép tầm thường mỗi ngày”, bà Harumi nói.
Kết thúc công việc ban ngày, buổi tối trở về, Harumi Kurihara lại là bà nội trợ chân chính, nấu cho chồng và hai con những món ngon, đơn giản và tràn đầy tình thương.
Chồng bà Harumi từng là người dẫn chương trình nổi tiếng. Bất chấp sự phản đối của người nhà, bà lần đầu tiên trong đời quyết định lấy người đàn ông mà ai cũng đều cảm thấy "không đáng tin cậy".
Sự thật chứng minh, lựa chọn của bà Harumi không sai vì khi vợ bận bịu, chồng đã tất bật chuẩn bị bữa sáng, hai người cùng thưởng thức trong sự thấu hiểu và sẻ chia.
Nhìn bàn ăn của hai vợ chồng già, cho dù chỉ là bữa ăn bình thường cũng được bày biện vô cùng chỉn chu và tinh tế.
Harumi Kurihara nói: “Tôi không phải nấu ăn giỏi nhất, chỉ là tôi biết cách tận hưởng từng món mình nấu với người thân thương”.