Gửi 19 triệu NDT vào ngân hàng
Năm 2015, cảnh sát tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc nhận được trình báo của một người phụ nữ tên Dương. Cô này khai báo gửi 19 triệu NDT (65 tỷ đồng) có kỳ hạn vào ngân hàng từ năm 2010. Nhưng sau 5 năm rút ra, cô nhận được thông báo trong thẻ còn đúng 34 NDT (116.000 đồng) trong khi vẫn nhận được thông báo lãi từ tài khoản.
Theo đó, sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, vợ chồng cô Dương để dành được 19 triệu NDT. Khi quyết định về nước, hai người đưa ra phương án gửi toàn bộ số tiền có được vào ngân hàng.
Ảnh minh họa
Do đến ngân hàng sẽ phải xếp số thứ tự lâu, cô Dương đã tận dụng mối quan hệ với một người cùng quê tại ngân hàng này để được ưu tiên. Người này là Lý Hạ, làm giám đốc đốc tài chính của ngân hàng tại thời điểm đó.
Lợi dụng lòng tin tưởng của vợ chồng cô Dương, Lý Hạ đã giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Người này thuyết phục vợ chồng cô đồng ý để anh ta quản lý tiền tiết kiệm bằng việc tham gia vào các hoạt động đầu tư. Người này còn cam kết sẽ thu được lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm thông thường. Nghe đến đây và tin vào khả năng của người bạn đồng hương, 2 vợ chồng giao phó toàn bộ số tiền 19 triệu NDT.
Đúng theo hợp đồng, Lý Hạ sử dụng toàn bộ 19 triệu NDT để đầu tư. Thậm chí, anh còn dùng số tiền này để quay vòng vốn cá nhân nhằm thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Tuy nhiên, người đàn ông này đầu tư một cách mù quáng vào những sản phẩm rủi ro cao. Vì thế, số tiền gửi 19 triệu NDT của khách hàng gần như mất hết. Nhìn thấy số dư tài khoản chỉ còn 34 NDT, anh cảm thấy sợ hãi. Bởi nếu để vợ chồng cô Dương kiểm tra tài khoản và phát hiện số tiền tiết kiệm lớn gần như mất hết. Chắc chắn, họ sẽ gọi cảnh sát.
Để che mắt vợ chồng cô Dương, Lý Hạ quyết định làm giả giấy báo lãi từ hoạt động đầu tư. Anh vẫn đều đặn gửi giấy báo này cho vợ chồng người phụ nữ để tạo sự tin tưởng. Sau khi hoàn tất thủ tục, anh quyết định nghỉ việc và bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ.
Giấy báo lãi bị làm giả
Nửa đầu năm 2015, khi thời hạn rút tiền tiết kiệm đã đến, vợ chồng cô Dương liên hệ lại với Lý Hạ nhằm giải quyết thủ tục. Tuy nhiên, họ không thể liên lạc được. Lo lắng về số tiền gửi của mình, 2 vợ chồng quyết định đến thẳng ngân hàng để gặp mặt.
Tuy nhiên khi đến trụ sở, họ mới được biết Lý Hạ đã nghỉ việc tại đây được 1 năm. Nhận thấy có dấu hiệu lạ, cô quyết định yêu cầu giao dịch viên kiểm tra số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình. Điều không ngờ là toàn bộ số tiền 19 triệu NDT chỉ còn đúng 34 NDT.
Không tin vào những gì nghe được, cô đưa cho nhân viên ngân hàng xem báo lãi do Lý Hạ cung cấp đều đặn. Ngay khi đó, quản lý của ngân hàng khẳng định giấy này đã được làm giả. Phía ngân hàng tiếp tục đưa bằng chứng hoạt động đầu tư từ tài khoản của vợ chồng cô đều báo lỗ trên hệ thống.
Ảnh minh họa
Lúc này, cô yêu cầu ngân hàng phải bồi thường 19 triệu NDT. Tuy nhiên, quản lý của ngân hàng khẳng định không liên quan và không chấp nhận phương án này.
Không còn cách nào khác, cô Dương quyết định yêu cầu cảnh sát vào cuộc. Dựa trên những manh mối do 2 bên cung cấp, bước đầu, cảnh sát xác định Lý Hạ, cựu giám đốc tài chính của ngân hàng đã lợi dụng chức vụ của mình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, cảnh sát đã phát lệnh bắt giữ người đàn ông này. Cảnh sát địa phương tìm thấy Lý Hạ khi đang bỏ trốn tại Quảng Đông, Trung Quốc. Trong quá trình thẩm vấn, người này đã thú nhận hành vi chiếm đoạt 19 triệu NDT tiền gửi của cô Dương.
Ảnh minh họa
Tại toà án, Lý Hạ bị kết án 15 năm tù. Đồng thời thẩm phán yêu cầu ngân hàng và người đàn ông này phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ 19 triệu NDT cho nạn nhân.