Cuộc đời được ví như một hành trình, trước khi nhìn thấy chân lý, chúng ta chỉ biết tiến gần đích bằng cách kiên trì đi bộ mỗi ngày. Và có thể hành trình đó bị sai đường. Chỉ sau khi trải qua một số thất bại, ta mới rút ra kinh nghiệm để tránh lạc đường hay đi đường vòng.
Nhiều người không hiểu mình phải làm gì khi không có tiền, không có mối quan hệ. Có lẽ câu trả lời mà chúng ta mong muốn có thể tìm thấy từ kinh nghiệm làm giàu của người Do Thái. Người Do Thái được mệnh danh là "những người kiếm tiền nhiều nhất thế giới". Trong suốt hành trình của họ, họ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm kiếm tiền và được những nhà kinh doanh trên khắp thế giới học hỏi.
Mặc dù dân số Do Thái chỉ khoảng 16 triệu người, chiếm chưa đến 0,25% dân số toàn cầu nhưng họ đã dành được 27% số giải Nobel của thế giới. Người Do Thái ở Hoa Kỳ chiếm chưa đến 3% nhưng kiểm soát hơn 60% tài sản.
Khi không có tiền, cũng chẳng có mối quan hệ, người Do Thái sẽ áp dụng 4 kiểu tư duy này để đổi vận.
Tư duy 1: Không ngừng sáng tạo, nhanh chóng chớp cơ hội
Người Do Thái chia sẻ, mỗi ngày có hàng trăm ý tưởng lóe lên trong đầu họ, nhiều ý tưởng chứa đựng cơ hội kinh doanh và họ sẽ nắm bắt cơ hội. Ngược lại, nhiều người do dự, rụt rè khi phải đưa ra một số quyết định có thể bỏ lỡ cơ hội, cuối cùng chẳng đạt được gì.
Vì vậy, khi cơ hội đến, bạn phải quyết đoán. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hành động liều lĩnh mà cần có sự tính toán cẩn thận.
(Ảnh minh họa)
Tư duy 2: Nợ tiền không sao, chỉ cần sức khỏe tốt là có thể gỡ lại
Cổ nhân có câu: "Giữ được đồi xanh thì không lo không có củi". Nợ nần không đáng sợ, chỉ cần bạn có sức khỏe tốt và làm việc chăm chỉ thì khoản nợ nào cũng có thể trả được. Các ông trùm kinh doanh thường nợ ngân hàng rất nhiều nhưng họ vẫn tiếp tục sự nghiệp mà không hề hoảng sợ.
Suy nghĩ của người Do Thái thế này: "Nếu cảm thấy không có lối thoát, hãy tới bệnh viện, thăm những người đang chiến đấu với bệnh tật".
Tư duy 3: Tư duy tận dụng
Những người bình thường thiếu điều gì nhất? Tất nhiên thứ thiếu nhất là tiền và quan hệ.
Nhưng người Do Thái lại cho rằng: "Muốn tới vinh quang thì càng phải trải qua khó khăn. Không có tiền cũng chẳng sao, bạn có thể đi vay mượn". Đó gọi là tư duy thúc đẩy.
Tư duy thúc đẩy là gì? Hãy ngẫm ví dụ sau về Hilton – ông vua khách sạn.
Khi đó, Hilton chỉ có khoảng 30.000 USD, mục tiêu là mua khách sạn trị giá hàng chục triệu USD nên 30.000 USD chẳng đáng là bao.
Để đạt được mục tiêu, Hilton đã mua mảnh đất trị giá 10.000 USD bằng hình thức trả góp, sau đó thế chấp và nhận được một khoản lớn. Ngoài ra, ông còn vay mượn bạn bè, cuối cùng cũng gom đủ tiền để mua khách sạn. Ngay sau khi khách sạn đi vào hoạt động, ông đã thu lợi nhuận lớn, tạo tiền để cho việc kinh doanh sau này.
Cốt lõi của việc tận dụng tư duy là sử dụng càng ít nguồn lực hiện có càng tốt để tìm điểm tựa và tận dụng nguồn lực cho mục đích sử dụng, từ đó đem lại lợi ích.
Vậy chúng ta nắm giữ vũ khí thần kỳ này như thế nào? Câu trả lời là hãy tìm một điểm xoay nhân đôi. Chẳng hạn như hãy kết nối các điểm tựa quan trọng, tìm kiếm mối quan hệ chất lượng cao để mọi người hỗ trợ bạn.
(Ảnh minh họa)
Tư duy 4: Tư duy ngược
Trong cuốn sách gối đầu giường của người Do Thái có một câu như này: "Không phải ổ khóa nào cũng được mở bằng chìa khóa. Một số ổ khóa còn có thể mở được bằng kẹp tóc". Đối với một số điều thông thường, suy nghĩ ngược có thể tạo ra những hiệu quả khác nhau.
Nhiều khi chúng ta dựa vào quán tính để làm mọi việc nhưng đôi khi những gì chúng ta quen làm chưa chắc đã là câu trả lời đúng. Hãy loại bỏ lối suy nghĩ cố hữu và suy nghĩ lại vấn đề nằm ngoài khuôn khổ ban đầu, có thể bạn sẽ kiếm được số tiền lớn từ đó.
Chẳng hạn nếu sếp giao cho bạn một nhiệm vụ và bạn cảm thấy khó khăn, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chọn cách rút lui, giải thích tình hình với sếp hay vượt lên thử thách?
Nếu bạn luôn cho rằng nhiệm vụ này khó, bản thân không thể hoàn thành nhiệm vụ thì tất nhiên bạn sẽ không vượt qua. Nhưng nếu bạn suy nghĩ cẩn thận về những gì nên làm để hoàn thành công việc, có thể bạn sẽ nghĩ ra cách.