Người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui: Cách biến một người thành phế nhân chính là sự NHÀN RỖI

Xuân Thảo |

Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự nhàm chán.

Đời người giống như chèo thuyền ngược dòng, không tiến lên ắt sẽ thụt lùi

Sau khi tốt nghiệp đại học, với học vấn cao, Hải liền xin được vào một tập đoàn lớn. Anh cho rằng mọi chuyện từ nay là yên ổn, mỗi ngày sau khi hoàn thành công tác về nhà anh tìm cho mình những thú vui giải trí.

Nhưng bên cạnh Hải có người đồng nghiệp tên Lưu, sau khi tan làm, lại chăm chỉ, nghiên cứu, học bổ túc. Hải thường coi thường, cho rằng đồng nghiệp không bằng mình, cố gắng thế nào cũng không nên chuyện.

Mặc dù mỗi ngày hai người đều thực hiện các công việc giống nhau. Nhưng khi sóng gió đến, mới biết được ai là người vững vàng hơn. 

Sau 5 năm, dưới áp lực cạnh tranh, công ty buộc phải cải tổ, cắt giảm nhân sự. Hải rất bất ngờ vì một người trình độ học vấn cao như mình lại rơi vào danh sách bị cắt giảm.

Lúc ấy anh mới phát hiện rằng, đối mặt với lớp thế hệ trẻ, thể lực và trí lực của mình thôi chưa đủ, mà kinh nghiệm tích lũy mới là cốt lõi. 

Mặc dù đã tốt nghiệp xong 8 năm, nhưng anh ấy vẫn không tiến bộ nhiều hơn là mấy so với khi mới tốt nghiệp, trong khi đó thế hệ trẻ ngày càng có rất nhiều nhân tài mới nổi lên. 

Do đó anh cũng gặp phải không ít những thử thách và trắc trở khi cạnh tranh cùng họ.

Kỳ thực đời người giống như chèo thuyền ngược dòng, không tiến lên ắt sẽ thụt lùi. Trong thế giới của những người tài giỏi và xuất sắc, bạn phải không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.

Sự ấm áp khi cuộn tròn trong chăn không bằng sự hạnh phúc của những thành tựu trong tương lai, trong những trang sách luôn có điều mà bạn có thể học. Tham muốn sự an nhàn sẽ chỉ khiến bản thân trở nên "gỉ sét".

Nhiều người thường than vãn về khủng hoảng trung niên đến bất ngờ. Trên thực tế nó không phải lập tức ập đến ngày một ngày hai. 

Bạn đã có vô số cơ hội để trui rèn bản thân, tránh khỏi khủng hoảng không cần thiết, nhưng có lẽ chính vì bạn chọn an nhàn mới dẫn đến kết cục như vậy.

Người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui: Cách biến một người thành phế nhân chính là sự NHÀN RỖI - Ảnh 1.

Người sống hết mình không muốn sự nhàn rỗi

Nhà văn nổi tiếng Thẩm Tòng Văn từng nói: "Cả đời tôi sợ nhất là nhàn rỗi, đánh mất ý nghĩa sinh mệnh mình". 

Học sinh của ông, Uông Tằng Kỳ, từng miêu tả về ông như sau: "Mùa đông trong nhà không nhóm được lửa, (thầy) liền quấn chăn để tiếp tục viết".

Trong những năm cuối đời, Thẩm Tòng Văn cũng không muốn dành thời gian nghỉ ngơi nên đã tham khảo lượng lớn tài liệu để biên soạn cuốn "Nghiên cứu về trang phục Trung Quốc cổ đại". 

Ông ấy viết khi người khác hưởng thụ, ông ấy vẫn viết khi ai đó chất vấn hay chỉ trích ông.

Hãy để sự bận rộn trở thành trạng thái bình thường của cuộc sống, là hiện thực mà đời người cần trải qua.

Sự thật, trên đời này có những người rất bận rộn. Họ tận dụng khoảng thời gian trống khi ngồi trên xe, khi chờ đợi… để đọc, suy tưởng, sáng tạo. Nhưng cũng có người cả ngày không làm gì, lãng phí rất nhiều thời gian. 

Rảnh rỗi không phải là phúc khí của một người. Ngược lại, cách hủy hoại một người nhanh nhất là khiến họ nhàn rỗi. 

Như tiểu thuyết gia Roman Rowland từng nói: "Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự nhàm chán".

Người nhàn rỗi thì nhiều buồn bã, người lười biếng thì nhiều bệnh tật

Bận rộn không phải là chuyện xấu như mọi người vẫn nói mà là phúc lành từ trời cao. 

Nhưng ông Lý Thiệu Lỗ dù đã 91 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, có thể leo 10 tầng cầu thang mà không mệt. Bí quyết dưỡng sinh của ông chính là không để mình rảnh rỗi.

Sáng nào ông cũng dậy từ 7 giờ, tập thể dục một tiếng, ăn sáng xong lại đi tản bộ. 9 giờ hơn ông về đọc báo, xem sách. 

Buổi chiều ông nghe nhạc, tập thư pháp và tiếp tục rèn luyện một giờ, ngoài ra ông còn dành thời gian giúp vợ việc nhà.

Có câu: Người rảnh rỗi hay ưu sầu, người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui!

Thực sự là như vậy. Khi một người nhàn rỗi, tinh thần và thể chất của người đó sẽ bị dày vò. Rảnh rỗi dễ suy nghĩ linh, mà lười biếng cũng khiến thân thể uể oải, sức khỏe ngày càng rời xa chúng ta. 

Ngược lại, bận rộn lại là một liều thuốc quý trên thế gian, từ trước tới nay bận rộn luôn là khởi đầu cho một cuộc sống năng động.

Người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui: Cách biến một người thành phế nhân chính là sự NHÀN RỖI - Ảnh 3.

Cuộc sống quá nhàn rỗi thực sự là một thảm họa

Một người đàn ông ở Anh từ một công nhân dọn rác nghèo đã trở thành triệu phú sau một đêm nhờ trúng số độc đắc.

Anh ta bỏ việc, vung tiền mua xe sang và bắt đầu lao vào cuộc sống ăn chơi trác táng với ma túy, mại dâm và cờ bạc.

Chỉ trong vòng 7 năm, anh đã mất 9,7 triệu bảng Anh và lại trở thành kẻ bần cùng, nghèo rớt mồng tơi; cả vợ và con gái đều bỏ anh ta mà đi. 

Vật chất có thể thoải mãn dục vọng nhất thời của con người, nhưng đắm chìm trong sự buông thả khiến người ta khó cảm nhận được hạnh phúc chân thật của nội tâm.

Rảnh rỗi có thể mang lại niềm vui tạm thời nhưng liên tục nhàn rỗi sẽ khiến người ta nhàm chán, thậm chí là thui chột ý chí, kéo rời bạn khỏi những mục tiêu tốt đẹp mà bạn từng đặt ra.

Bận rộn có thể rất mệt mỏi, thậm chí bạn phải chia nhỏ khoảng thời gian trong ngày. Nhưng nó có thể đem lại cho bạn rất nhiều thu hoạch: Từ kinh nghiệm sống, tài sản, kiến thức cho đến sự hạnh phúc trong nội tâm.

Trong mấy chục năm cuộc đời, chúng ta nên để lại điều gì đó cho thế giới này. Đừng coi "sự nhàn rỗi" như một món quà trời ban, những thứ khiến bạn thích thú, vui sướng một ngày nào đó nó có thể sẽ hủy hoại bạn.

Tất nhiên, quá bận hoặc quá nhàn rỗi đều không nên. Trong Thái Căn Đàm có câu: Đời người nhàn rỗi chớ sinh ý nghĩ trộm cướp, quá bận rộn thì đánh mất bản tính chân chính.

Trong bận có rảnh, trong rảnh có bận, có việc để làm, có người để yêu thương, có chốn mong đợi, đó mới là trạng thái trọn vẹn nhất của cuộc đời.

Khi bạn bắt đầu biết cách trân trọng, tận dụng thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý là bạn đang kéo dài tuổi thọ, mở rộng giá trị cuộc sống.

Cái gọi là sống hết mình đó chính là chúng ta không buông xuôi mọi giai đoạn của cuộc đời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại