1. Những người thích khoe khoang
Đại sư Nam Hoài Cẩn từng nói: "Người trầm lặng nhất trong đám đông là người mạnh mẽ nhất."
Bởi vì người có thực lực, sẽ không cần phải sống phô trương, trong lòng họ có sẵn sự tự tin, họ cũng có đủ bản lĩnh để không cần phải xu nịnh, thu hút sự chú ý của người khác bằng cách rêu rao bản thân.
"Chim đầu đàn thường bị người ganh ghét." Thay vì tự chuốc họa vào thân, tốt hơn hết là học cách im lặng đúng lúc. Sức mạnh của họ đến từ tri thức và sự trầm lặng.
Ngược lại, những người càng không có năng lực lại càng thích khoe khoang ra ngoài. Họ sợ bị người khác coi thường, nên lúc nào cũng nói quá sự thật để che giấu sự kém cỏi của bản thân.
Dĩ nhiên, "cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra." Và khi bị người khác phát hiện họ chỉ là "tài năng dỏm", họ sẽ mất mặt, xấu hổ, và phải đi nơi khác để kiếm sống.
Đừng vì hư danh nhất thời mà làm hại cuộc đời mình. Bạn có tài, vậy là được rồi, không nhất thiết phải khoe khoang cho tất cả mọi người đều biết.
2. Những người thích tiền
Ai mà chẳng thích tiền có đúng hay không? Vậy tại sao người thích tiền lại thường là người bất tài?
Đối với những người yêu tiền và biết thông qua năng lực cá nhân, kiếm tiền bằng cách hợp pháp, đó là tốt!
Nhưng một số người lại thích đâm đầu vào những thứ không trong sạch. Vì tư lợi riêng, vì ham vật chất mà phạm pháp. Để đem lại lợi nhuận cao cho mình, họ sẵn sàng làm ra những việc gây tổn hại đến người khác. Đây là loại người xấu.
Nếp sống nhanh của người hiện đại đã đẩy biết bao người vào con đường phạm tội, vì họ không khống chế được dục vọng của mình, nên họ dựa vào việc gian dối để thỏa mãn tư lợi.
Người thế này, cả đời không thể nào làm nên chuyện lớn. Có thành công cũng không bền lâu.
Do đó, trước khi muốn kiếm được nhiều tiền, tốt hơn hết bạn hãy làm một con người có đạo đức. Con đường bạn chọn, bây giờ là nhân tốt hay nhân xấu, thì tương lai bạn nhận cũng tương tự như vậy.
Đồng tiền không chân chính sẽ không bao giờ tồn tại được lâu dài. Còn người không chân chính sớm muộn cũng nhận lãnh quả báo!
3. Người thích lười biếng
Người lười biếng không chỉ có vấn đề về thói quen sinh hoạt, mà còn có vấn đề trong cả công việc, đời sống hằng ngày.
Những người kiểu này thường không đặt tham vọng cao, ngay cả phương hướng cũng chưa tìm được, vì vậy đối với họ, làm việc chăm chỉ là một cực hình.
Nhưng cuộc sống càng nhàn hạ lại càng dễ "hại người".
Người ta hay có câu: "Nhàn cư vi bất thiện." Nhàn quá rất dễ sinh tật xấu.
Nhàn quá lâu khiến người ta mất niềm tin vào cuộc sống, tinh thần chiến đấu bị mài mòn, không còn muốn cố gắng nữa.
Frankin từng nói: "Người lười biếng hành động rất chậm, và nghèo đói có thể vượt qua họ."
Bởi vì họ không có năng lực thay đổi, nên suốt ngày cứ bị cái nghèo gọi tên.
Một số khác, cũng từng có hoài bão và ước mơ, nhưng hễ gặp khó khăn thì liền bỏ cuộc, vì vậy cuối cùng không đạt được hiệu quả gì.
Lười biếng là nguyên nhân chính khiến nhiều người cả đời sống tầm thường, thậm chí là "vô tích sự". Nếu bạn không muốn trở thành người như vậy, thì tốt nhất nên đứng lên thay đổi ngay từ bây giờ.
(toutiao)