Người khác mượn tiền, bạn liền hỏi "cần bao nhiêu?" thì bạn đã thua rồi: Người thông minh nên học người Do Thái nói như thế này!

Trần Anh |

Thực tế thì việc người Do Thái thông minh dường như đã là lẽ thường, sự thông minh giống như là tấm danh thiếp của họ vậy, dù đi đến đâu thì họ cũng mang nó theo cùng, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan tới tiền bạc.

Tuy nhiên, sự thông minh của người Do Thái không chỉ thể hiện ở bộ óc kinh doanh độc đáo, mà còn ở các lĩnh vực khác như nhà bác học nổi tiếng Einstein, danh họa hàng đầu Picasso, nhà tâm lý học Freud... họ không chỉ là những người dẫn đầu ưu tú trong lĩnh vực riêng của mình mà họ còn có một điểm chung đó là tất cả đều là người Do Thái. Điều này cho thấy dân tộc Do Thái thực sự rất tài giỏi!

Người Do Thái là những người giỏi quản lý tài sản nhất. Họ có một câu danh ngôn chí lý như này: "Đừng cho bạn bè mượn tiền, trừ khi bạn không còn cần người bạn này nữa". Trong cuộc sống, có không ít tình huống bạn bè mượn tiền không trả hoặc trả không đúng hẹn dẫn đến phát sinh những chuyện không mấy vui vẻ.

Về phương diện mượn và trả tiền, thật ra cũng cần một chút trí tuệ và kỹ năng mới có thể dàn xếp ổn thỏa, vừa phải không đắc tội với người khác, vừa phải tránh để bản thân rơi vào thế bị động.

Trong cuốn "Trí tuệ Do Thái" từng nói: "Nếu ai đó tìm bạn mượn tiền, bạn liền hỏi "cần bao nhiêu?" thì bạn đã thua rồi. Người thông minh nên nói như thế này!

Người khác mượn tiền, bạn liền hỏi cần bao nhiêu? thì bạn đã thua rồi: Người thông minh nên học người Do Thái nói như thế này! - Ảnh 2.

1. Bạn cần tiền để làm gì? Trước tiên hãy tìm hiểu lý do vay tiền của họ

Một trong những điều quan trọng nhất cần làm trước khi cho ai đó mượn tiền chính là nên hỏi họ nguyên nhân. Nếu lý do phù hợp, bạn có thể giúp đỡ hết sức có thể, nếu lý do không phù hợp thì dù 1 phân tiền cũng không nên cho vay.

Những người vay tiền để đầu tư, nhằm mục đích gia tăng tài sản của họ thì không nên cho vay. Tại sao họ muốn vay tiền của bạn để đầu tư, kiếm lợi cho bản thân mà không phải là tự dùng tiền của họ?

Ai có tiền mà không muốn đầu tư để sinh lợi?  Khi bạn có dư thì cũng cần phải dùng số tiền đó để đầu tư cho bản thân mà, có đúng không?

Cho nên tôi nghĩ rằng loại tiền dùng để mua nhà, xe hơi hoặc đầu tư thì không nên cho vay. Vì nếu họ kiếm được lợi nhuận, thì cũng chẳng có chia cho bạn một phần nào và dù nếu bạn có dư đi chăng nữa thì cũng nên dùng tiền đó để đầu tư cho bản thân.

Chỉ có duy nhất một loại tiền nên cho vay đó là loại tiền cứu cấp.

Một là dùng để cứu người đang trong bệnh viện, nên giúp đỡ hết sức có thể nếu đó là mối quan hệ thân thiết. Hai là dùng cho các chi tiêu khẩn cấp, trong trường hợp bạn biết rất rõ đối phương, rằng họ hoàn toàn có khả năng chi trả cho bạn, thì bạn có thể cho họ vay loại tiền này.

Người xưa có câu "cứu nguy chứ không cứu bần", cho người nghèo vay tiền thì cuộc sống của họ chỉ càng lúc càng nghèo mà thôi, khi có tiền tiêu xài họ sẽ không nghĩ đến làm thế nào để kiếm tiền nữa.

Người khác mượn tiền, bạn liền hỏi cần bao nhiêu? thì bạn đã thua rồi: Người thông minh nên học người Do Thái nói như thế này! - Ảnh 4.

2. Nếu không thể cho vay thì cũng nên khéo léo từ chối

Từ chối cho người khác vay tiền cũng là một việc đòi hỏi kĩ thuật cao, nếu bạn từ chối không khéo léo sẽ làm tổn thương cảm tình ngay lập tức, thậm chí có thể mất luôn cả mối quan hệ đó.

Ví dụ, nếu như đối phương muốn vay tiền để mua thêm căn nhà thứ hai, bạn chỉ cần nói rằng: "Trùng hợp quá! Tôi cũng đang muốn đổi một căn nhà khác lớn hơn, còn tính vay anh một khoản đây."

Hoặc: "Không may rồi, tôi còn đang nợ tiền ngân hàng, hàng tháng còn phải trả nợ đúng hạn, trong túi thật sự không có dư tiền để cho anh mượn."

Nếu một người tức giận hoặc trách móc bạn vì bạn không cho họ vay tiền, thì người bạn này cũng không đáng để bạn tiếp tục kết giao nữa.

Chúng ta phải coi trọng từng đồng tiền mà mình dày công kiếm được, có thể cho vay thì cho, không thể cho thì nhất định phải giữ thật túi tiền của mình. Đây gọi là chịu trách nhiệm đối với kết quả lao động của mình, đồng thời cũng là có trách nhiệm với chính những người thân trong gia đình mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại