Đa phần dân số trên thế giới đều là những người bình thường, không tiền bạc, không mối quan hệ, không tài nguyên và không xuất thân danh giá. Đối với họ, mong muốn lớn nhất có lẽ là thành công và sự giàu có, nhưng làm thế nào để hiện thực hóa ước mơ kiếm được nhiều tiền lại là một vấn đề không hề đơn giản.Thế nhưng, người Do Thái là một dân tộc đặc biệt, họ luôn được mệnh danh là "doanh nhân số một thế giới" và được coi là dân tộc biết kiếm tiền nhất.
Một trong những điều đáng ngưỡng mộ nhất ở người Do Thái là tư duy làm giàu độc đáo. Với họ, không phải cứ chăm chỉ là sẽ giàu có và trí tuệ mới là chìa khóa dẫn đến thành công. Cho dù cho ngay khi bắt đầu bạn không có gì trong tay, nhưng chỉ cần có tư duy, tương lai cũng sẽ chắc chắn quật khởi thành công.
Câu chuyện chiếc bánh nướng và tư duy làm giàu của người Do Thái
Ở chợ nọ chỉ có hai người bán bánh nướng, ta gọi họ lần lượt là A và B. Cả 2 người này bán ra số lượng bánh bằng nhau, đồng thời giá bán của họ không bị kiểm soát bởi cục quản lý giá và họ có thể nhanh chóng hòa vốn bằng cách bán mỗi chiếc bánh với giá 1 đồng. Trong khoảng thời gian đầu, việc buôn bán của họ không mấy thuận lợi, thế rồi cả A và B quyết định chơi một trò chơi. Và câu chuyện kinh doanh thực sự bắt đầu.
A chi 1 đồng để mua cho B một chiếc bánh, đổi lại, B cũng chi 1 đồng để mua cho A một chiếc bánh. Sau đó, A chi thêm 2 đồng để mua một chiếc bánh cho B và B cũng chi 2 đồng để mua một chiếc bánh vừng cho A. Việc này lặp đi lặp lại cho đến khi một người qua đường C nhận thấy giá bánh đã tăng lên 60 đồng/chiếc.
Cứ như thế, chỉ cần A và B có số bánh bằng nhau thì không ai làm ra tiền cũng như không mất tiền, mà tài sản của họ sau khi định giá lại được tăng giá trị. Một giờ sau đó, người C quay trở lại và phát hiện chiếc bánh vừng đã có giá 120 đồng khiến anh ta càng ngạc nhiên hơn nên đã không do dự bỏ tiền ra để mua 1 chiếc bánh.
Lúc này, người C vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà đầu cơ bánh nướng. Nếu xét trong thị trường chứng khoán, người qua đường C chính là nhà đầu tư, còn những người đưa ra giá "bánh nướng" là các nhà định giá cổ phiếu. Dưới hiệu ứng "hái ra tiền" của chiếc bánh nướng, ngày càng nhiều người qua đường mua loại bánh này và cũng sẽ nhiều người tham gia vào câu chuyện kinh doanh trên.
Ai là người chịu thua lỗ, ai là người có lời?
Ví dụ:
- Nếu như thị trường chịu sự quản lý của cục quản lý giá, thì mức giá sẽ được quản lý và điều chỉnh phù hợp với thị trường: Xuất hiện sự quản lý, điều chỉnh.
- Nếu trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh với mức giá tương đương: Các cổ phiếu cùng loại xuất hiện.
- Nếu mọi người chợt phát hiện đây chỉ là một chiếc nướng bình thường: Khám phá ra giá trị thực tế.
- Nếu không còn ai hứng thú với trò mua đi bán lại này nữa: Sự thật được phơi bày.
Nếu một trong số các giả thiết trên trở thành sự thật, vậy thì khi đó, những người giữ bánh nướng chính là những người bị lỗ. Vậy ai là người có lãi? Trong hai người bán bánh nướng, người nào giữ ít bánh hơn, chiếm hữu tài sản ít hơn thì người đó kiếm ra được lợi nhuận.
Chuyện bán bánh nướng rất đơn giản, ai cũng nghĩ những người mua bánh với giá cao là những kẻ ngu ngốc, nhưng nếu hướng góc nhìn của bạn rộng ra thị trường chứng khoán, việc "tái định giá" hay "rót vốn" cũng tương tự như vậy.
Khi ROE - lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, việc vốn rót vào khối tài sản có giá cao cũng như nguyên tắc của việc bán bánh nướng trên. Cuối cùng, ai sở hữu ít tài sản nhất là người kiếm được nhiều tiền nhất, ai bán cổ phiếu sớm nhất là người hưởng lợi nhiều nhất.
Do đó, nếu là một nhà đầu tư, bạn nên xem việc đánh giá lại tài sản và rót vốn một cách hợp lý . Đặc biệt cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo vì rất có thể bạn sẽ trở thành người qua đường C giữ chiếc bánh nướng có giá cao.