Thái độ hòa nhã của người Do Thái một phần được hình thành trong quá trình sống lưu lạc nơi đất khách quê người, chịu sự kỳ thị, bức hạicủa các dân tộc khác.
Trong giao tiếp xã hội, hòa khí là một liều thuốc dung hợp hiệu quả, rất dễ tạo nên sức hút, lôi cuốn đối phương. Người Do Thái đã sớm lãnh hội được đạo lý ấy. Khéo léo xử lý mối quan hệ giữa người với người đã trở thành một kỹnăng cần thiết trên con đường kinh doanh của họ.
Người Do Thái cho rằng, trong suốt cuộc đời, mỗi ngày chúng ta đều đang thực hiện công việc "tiếp thị". Tiếp thị ý tưởng, kế hoạch, sức lực, phục vụ, trí tuệ và thời gian của mình. Nếu biết khéo léo "tiếp thị chính mình", chúng ta nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu phấn đấu của mình.
Biết "tiếp thị chính mình", tất nhiên sẽ có thể chung sốnghài hòa với mọi người chung quanh. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tất cả mọi người đều muốn có sự kính trọng, quan tâm và đón nhận của người khác.
Nhận thức được quy luật chung này, nên trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, bao gồm cả hoạt động buôn bán, người Do Thái luôn chú ý quan tâm đến mọi người xung quanh, làm cho họ nhận biết được điều dó và sẵn sàng tiếp nhận mình. Bắt đầu từ nấc thang ấy họ vươn đến mục tiêu thành công. Để giữ được hòa khí, người Do Thái vận dụng ba nguyên tắc sau đây:
Phương pháp thứ nhất: Biến sáng kiến hay kiến nghị của mình thành của đối phương
Đây còn được gọi là "phương pháp câu cá", tức lấy sáng kiến hay kiến nghị của bạn làm mồi câu, khiến đối phương mắc mồi một cách tự nhiên không ngờ đến. Ví dụ như, bạn muôn đối phương tiếp thu ý kiến của bạn, nếu nói "Anh đã từng nghĩ qua như vậy chưa?", "Tôi nghĩ như thế này", hay "Hãy thử phương pháp này xem sao" sẽ có hiệu lực hơn là nói "Chúng ta không làm theo cách này là không được".
Đó là phương pháp khiến đối phương cảm thấy ý kiến của bạn làý kiến của chính họ, lòng tự tôn của họ đã được vỗ về. Như thế, ý tưởng hoặc sáng kiến của bạn sẽ dễ dàng được họ đón nhận.
Phương pháp thứ hai: Để đối phương nói ra ý kiến của bạn
Thể diện không đơn thuần chỉ là vấn đề của người phương Đông, mà cả người phươngTây cũng rất xem trọng. Vì vậy, cần phải chú ý đến vấn đề này khi đề xuất một ý; kiến.
Nếu ý kiến do bạn đề xuất lại đụng chạm đến vấn đề thể diện, bản năng tự nhiên của đối phương sẽ là từ chối tiếp thu. Ngược lại, nếu biết áp dụng phương thức đề xuất ý kiến một cách hòa nhã, uyển chuyển, đối phương sẽ không thấy mình có nguy cơ bị mất mặt.
Hãy giữ thái độ bình thản và hòa nhã khi đề xuất ý kiến của bạn, sau đó hãy nói: "Tuy suy nghĩ như vậy, nhưng có thể vẫn còn nhiều điểm không thỏa đáng... không biết anh có suy nghĩ gì đối với vấn đề này, ý kiến anh thế nào?".
Cách nói ấy có thể khiến cho đối phương hoàn toàn tiếp thu ý kiến của bạn, vui vẻ nói: "Tôi cũng suy nghĩ như vậy, mong anh không phải bận tâm suy nghĩ thêm nữa!".
Phương pháp thứ ba: Lấy kết quả trưng cầu ý kiến thay thế cho chủ trương của mình
Theo kết quả điều tra của các nhà tâm lý học, khi biểu đạt cùng một ý kiến với đối phương, nếu dùng phương thức nói thẳng, sẽ rất dễ gợi lên thái độ phản đối của đối phương.
Nhưng nếu sử dụng phương thức đặt câu hỏi để đề xuất một chủ trương, đối phương sẽ cho đó là ý kiến của mình mà vui vẻ tiếp nhận. Có thể thấy, cùng một ý kiến, nhưng cách diễn đạt khác nhau có thể dẫn đến nhữngkết quả hoàn toàn khác nhau.
Hòa khí tạo ra của cải là bí quyết kinh doanh của người DoThái. Dùng thiện ý giao tiếp với mọi người, mọi người tự khắc sẽ đối đãi lại bằng một thái độ ôn hòa, nhã nhặn. Như thế, khả năng thành công của cuộc giao dịch sẽ tăng lên gấp bội.