Ngôi nhà được xây từ rất lâu rồi. Sau nhiều lần cải tạo, không gian không chút nhuốm nét sờn màu thời gian nhưng ở đó lại có dấu ấn của kỷ niệm, của quá khứ hạnh phúc và tươi đẹp của cuộc sống gia đình.
Mọi nội thất, màu sắc được sắp xếp một cách tinh tế, không thừa cũng chẳng thiếu. Và đặc biệt là bất kỳ ai ghé thăm, nhìn vào góc nhỏ nào, người ta cũng trầm trồ rằng, góc nhỏ ấy có cách bố trí không thể hợp lý hơn.
Gia đình 4 thế hệ chọn ngôi nhà này, cải tạo lại để có thể sống gần nhau.
Không gian đậm màu Retro.
Các ngôi nhà nhỏ bao quanh sân chung.
Không gian bên trong vô cùng ấn tượng.
Chen Hong Wen là một nhà thiết kế nội thất. Anh luôn bị mê hoặc bởi kiến trúc cũ cũng như phong cách Retro.
Bởi thế, năm 2017, anh và cha của mình đã mua ngôi nhà bỏ hoang từ lâu ở Ping Tung. Cả hai đều quyết định sẽ cải tạo và xây dựng thành tổ ấm dành cho gia đình 4 thế hệ 7 người sinh sống.
Anh Chen sửa chữa lại ngôi nhà cũ về cả kiến trúc lẫn nội thất.
Anh khéo léo giữ lại vẻ đẹp thô mộc cho không gian sống của gia đình, khéo léo kết hợp nội thất cổ và nội thất châu Âu để hoàn thiện vẻ đẹp độc đáo, gần gũi và ấm cúng cho từng căn phòng.
Ngôi nhà trước khi cải tạo.
Không gian đổ nát.
Sập sệ.
Cách bố trí các khu vực chức năng dành cho từng gia đình nhỏ.
Để có được không gian sống cho ông, bố mẹ anh Chen, vợ chồng anh Chen và hai đứa con nhỏ một trai một gái, anh đã dành tất cả tâm huyết, kinh nghiệm suốt 10 năm thiết kế nhà của mình.
Ngôi nhà trước khi cải tạo cũng khá hoang tàn, đổ nát.
Vì thế, anh Chen mạnh dạn bỏ đi những bức tường không cần thiết để kết nối các khu vực chức năng lại với nhau.
Anh cũng không ngừng đặt ra câu hỏi, làm thế nào để tạo nên một ngôi nhà phù hợp với lối sống của gia đình mình ở thời điểm hiện tại.
Câu trả lời của anh chính là đáp án được rút ra từ nhiều cuộc trò chuyện với các thành viên trong gia đình về những mong muốn, nguyện vọng.
Từ cổng vào là khoảng sân nhỏ dành cho các bé vui chơi.
Từng góc nhỏ đều đẹp ấn tượng.
Anh Chen cùng bố bàn bạc và thiết kế ngôi nhà cho gia đình mình.
Khoảng sân nhỏ là nơi trò chuyện vui vẻ của các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà đã mất đến 2 năm để cải tạo, chọn lựa màu sắc, tìm kiếm nội thất, đồng thời thiết kế các khu vực chức năng sao cho không phá hủy kết cấu toàn bộ nhà, làm lại đường nước, đường điện…
Với sự phân công lao động rõ ràng cho từng thành viên trong gia đình, công trình được hoàn thiện trước dự định, mang lại cho mọi người môi trường sống đầm ấm, thú vị.
Ông bố trẻ cũng đã lưu ý ưu tiên việc thiết kế sân chung cho mọi người có thêm góc nhỏ ngắm mây trời, trò chuyện với nhau, ưu tiên việc thiết kế khu vui chơi dành cho các bé. Mỗi ngôi nhà đều có sự liên kết bằng hiên và tách biệt bằng những bức tường.
Khi từ cửa chính của mỗi ngôi nhà bước ra, ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp xen lẫn của kiến trúc truyền thống và lối sống hiện đại.
Mỗi ngôi nhà đều được thiết kế với sự độc đáo và cá tính.
Không gian hoàn hảo đến từng đường nét.
Mỗi ngôi nhà nếu nhìn từ bên ngoài có phần đơn giản và hơi mờ nhạt. Chỉ có những ô cửa sổ màu xanh làm điểm nhấn.
Tuy nhiên, bên trong mỗi ngôi nhà lại là cả sự bất ngờ to lớn, khi mọi người khéo léo thiết kế các khu vực chức năng, bày biện nội thất phù hợp với lối sống của mình.
Sửa chữa nhà cũ, không có nghĩa là đều phải sử dụng đồ cũ, vật dụng trong nhà.
Anh Chen chỉ giữ lại những vật liệu đặc trưng, không ngừng thêm những đồ mới để tạo nên vẻ đẹp pha trộn giữa phong cách phương Đông và phương Tây.
Ngôi nhà giản dị, bình yên.
Tường gạch mang dấu ấn thời gian.
Kết nối các ngôi nhà bằng hiên.
Anh Chen là người yêu thích sưu tầm những thứ cũ kỹ, đặc biệt là những đồ được sản xuất từ năm 1950, 1960 như tivi cũ, kính hiển vi, tủ thuốc, ghế ngồi…
Anh từng tốt nghiệp đại học và đánh dấu sự nghiệp của mình bằng cách tập tành kinh doanh.
Tuy nhiên, sau khi kết hôn và có con, anh ngày càng chú ý nhiều hơn đến các mối quan hệ gia đình, đến việc các thành viên trong gia đình sống với nhau như thế nào.
Góc vệ sinh tách biệt với phòng ngủ bằng vách kính trượt.
Không gian sống chính là tổ ấm, là nơi hình thành nhân cách và chứa đựng bao kỷ niệm của tuổi thơ con.
Khi được sống cùng những người thân trong gia đình, anh Chen cảm thấy như luôn được trở lại một thời tuổi trẻ.
Bố của anh cũng là người lưu giữ những kỷ niệm, những khoảnh khắc tuyệt vời của các con, các cháu khi sống ở đây.
Đó cũng là những gì anh Chen muốn truyền lại cho con, là hành trang con có thể bay xa trong cuộc đời, khi cánh diều vi vu giữa bầu trời rộng lớn thì dây vẫn cần giữ chặt mặt đất.
Anh Chen mong muốn khi con trai lớn lên, chúng vẫn cảm nhận thật gần tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, những giá trị truyền thống và nhân văn luôn được lưu giữ.
Thống kê chỉ ra rằng hơn 50% các gia đình trẻ hiện nay thường xuyên ăn ở ngoài và rất khó để có một bữa cơm gia đình chung.
Cuộc sống bận rộn, bữa cơm bên nhau cũng ít dần. Vậy bên cạnh những mâm cơm ngày giỗ, ngày Tết tại sao chúng ta không coi Ngày gia đình Việt Nam 28/6 là ngày để về nhà ăn cơm?
Bữa cơm có thể giản dị nhưng là dịp để chúng ta sum họp bên nhau, chia sẻ khoảnh khắc yêu thương ấm áp.