Đặc điểm 1: Biết cách duy trì thái độ sống khiêm tốn
Có nhà sư lỗi lạc đã nói: Chỉ khi giữ thái độ sống khiêm tốn và coi nhẹ cái "tôi", như lá rơi trước gió, như tuyết rơi lông ngỗng, con người mới có thể giữ được tâm thái bình yên và khám phá ra những "kho báu" quý giá của cuộc sống.
Theo truyền thuyết, Đức Phật là một người tu hành trong tiền kiếp. Để thử lòng thành của Ngài, Hoàng đế đã biến một người hầu thành chim bồ câu, và biến mình thành đại bàng đuổi theo chim bồ câu.
Nhìn thấy chim bồ câu rơi vào tình thế lâm nguy, Đức Phật đã bước tới và bảo vệ nó. Đại bàng tức giận vì không thể ăn bồ câu, nó liền đến "hỏi tội" người tu hành: "Ta đã không ăn gì trong vài ngày, và ta sẽ chết đói nếu không có thức ăn. Như vậy có phải đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh? Người cứu được mạng sống của con bồ câu kia nhưng sẽ giết chết ta".
Đức Phật trả lời: "Ngươi có lý. Để công bằng, ta có thể lấy thịt của mình để bù cho chim bồ câu!".
Hoàng đế sử dụng phép thuật để làm cho thịt của Đức Phật khi đặt trên bàn cân luôn nhẹ hơn thịt của chim bồ câu. Nhưng Ngài vẫn sẵn sàng tự cắt da thịt của mình, cho đến khi cắt toàn bộ cơ thể, trọng lượng của hai bên vẫn không thể bằng nhau.
Khi hoàng đế nhìn thấy sự hy sinh của người tu hành liền biến trở lại hình dáng ban đầu. Hoàng đế hỏi Đức Phật: "Khi thấy mình đã hi sinh tất cả nhưng hai bên vẫn không bằng nhau, người có chút hối hận hay oán hận không?".
Đức Phật đáp: "Người tu hành là để cứu khổ cứu nạn cho muôn loài, dù phải hy sinh mạng sống cũng không ngần ngại. Làm sao có thể hối tiếc và oán hận?".
Mạng sống của chim bồ câu rất quan trọng, đại bàng đói khát cũng rất quan trọng, chỉ có bản thân mình là không quan trọng, lòng từ bi là sức mạnh lớn hơn bất cứ điều gì.
Một vị sư lỗi lạc có dạy người phàm nên học cách hạn chế cái "tôi", mở tấm lòng từ bi thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. "Đánh giá thấp" bản thân là một loại phong thái, một trạng thái và một loại tu dưỡng. Để làm được điều đó con người cần có tầm nhìn rộng mở và suy nghĩ điềm đạm.
Có một câu nói: "Ở tuổi 20, chúng ta luôn muốn thay đổi cách người khác nghĩ về mình; 40 tuổi, chúng ta quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình; 60 tuổi, chúng ta phát hiện ra rằng người khác hoàn toàn không để ý đến chúng ta".
Tóm lại, nếu chúng ta biết cách sống khiêm nhường sẽ phần nào loại bỏ những tranh cãi không đáng có. Người khôn ngoan sẽ không lo hơn thua, cuộc đời về sau ắt sẽ hưởng phúc.
Đặc điểm 2: Biết rằng mọi việc phải làm theo khả năng của mình
Vị cao tăng nọ có dạy: Phải làm mọi việc trong khả năng của mình, đừng ép buộc bản thân, không thể ngày một ngày hai sẽ thấy được kết quả khi tu hành. Làm những việc khác cũng vậy, chỉ khi thực hiện những điều trong khả năng của bản thân, bạn mới gặt hái được thành công và hạnh phúc.
Mỗi người phải hiểu rõ năng lực của bản thân, nhưng khi làm việc gì cũng phải nỗ lực hết mình. Đặt bản thân trong môi trường phù hợp chúng ta mới có thể thể hiện hết tài năng của mình. Nếu không, nó có thể phản tác dụng. Mục tiêu quá cao sẽ không thể với tới, dần dần bạn bị mắc kẹt và nhận thêm phần thất vọng.
Có một câu chuyện như sau:
Một võ sư tu luyện trong rừng núi, danh tiếng của ông vang xa, nhiều người từ hàng ngàn dặm đến gặp mong được học một chút bí quyết gì đó từ ông.
Khi đến ngọn núi sâu nơi ông ở, họ thấy võ sư đang gánh nước từ thung lũng trở về. Ông không lấy quá nhiều, nước trong hai thùng gỗ không đầy. Họ thầm nghĩ sư phụ luyện võ nên có thể mang nhiều nước hơn so với những gì được thấy. Vì vậy, họ thắc mắc: "Sư phụ, lẽ ra người có thể lấy rất nhiều nước. Tại sao hai thùng không đầy? Lý do là gì?".
Võ sư trả lời: "Cách lấy nước là không phải lấy cho nhiều mà là lấy cho đủ. Tham lam một cách mù quáng có thể phản tác dụng". Nhà sư gọi một người lên và yêu cầu anh ta gánh hai thùng nước từ thung lũng nhưng chúng chứa đầy nước.
Người đàn ông phải chật vật đứng lên, chưa kịp bước vài bước thì anh ta đã ngã xuống đất, toàn bộ nước đổ ra, đầu gối bị gãy. Lúc này, nhà sư nói: "Nước đã đổ rồi, phải quay lại lấy. Bị gãy đầu gối rồi, đi lại càng khó hơn. Không phải lúc nào nhiều cũng là tốt".
Một người lại hỏi: "Vậy thì chúng ta nên chọn bao nhiêu và ước lượng như thế nào?".
Võ sư cười nói: "Nhìn cái thùng này." Mọi người đều nhìn theo và thấy một đường kẻ được vẽ ở thành trong của thùng.
Vị sư phụ nói tiếp: "Nước không được cao hơn vạch này. Cao hơn vạch này là vượt quá giới hạn sức chịu đựng của mình, lúc bắt đầu thì nhìn vạch mà lấy nước. Sau này quen thì không cần phải nhìn vào nó nữa. Ta có thể biết mình nên lấy bao nhiêu dựa trên cảm nhận. Tuy nhiên, vạch này có thể nhắc nhở rằng chúng ta phải cố gắng hết sức trong mọi việc và cố gắng hết sức".
Mọi người đều hỏi: "Vậy giới hạn như thế nào là vừa sức?".
Võ sư trả lời: "Tuỳ vào khả năng của mỗi người, bởi vì mục tiêu thấp dễ đạt được, vì vậy không dễ nản lòng. Nhưng cần rèn luyện để nâng mức giới hạn ấy lên, đừng để nó làm vật cản trở việc chúng ta phấn đấu".
Thực ra, việc gánh nước cũng giống như việc luyện võ, và việc học võ cũng giống như việc sống trên đời. Nếu không có năng lực tương ứng, đừng tranh giành những vị trí vượt sức mình, nếu không, chúng ta không những thất bại mà còn bị người khác coi thường. Để tránh gặp phải nhiều thất bại không đáng có, bạn phải biết cách tiến hành từng bước, làm những gì có thể và từng bước đạt được mục tiêu của mình. Bằng cách này, bạn sẽ hạnh phúc hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn và tự nhiên chúng ta trở thành người có phúc.