Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng

VIVIAN |

Có bao giờ bạn thắc mắc, trong điều kiện thiếu máy móc công cụ chế biến như thời xưa, người cổ đại có thể làm ra những món gì để phục vụ cho nhu cầu ăn vặt?

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người hiện đại chúng ta ngoài việc dùng lương thực, rau quả làm các món ăn chính thì thi thoảng cũng sẽ ăn thêm đồ vặt. Dù là lúc xem phim, chơi game hay ngồi làm việc, đồ ăn vặt đều có mặt ở khắp nơi với đủ mọi hình thức để giúp chúng ta đỡ "buồn miệng". Vậy người cổ đại thì sao? Khi rảnh rỗi họ có ăn đồ vặt như người hiện đại hay không?

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 1.

Theo một số ghi chép, dù thời xưa không có nhiều vật liệu phong phú để chế biến đồ ăn nhưng người cổ đại vẫn rất thích ăn vặt, điển hình là các món sau đây:

1. Mật

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 2.

Mật có thể xem là một trong những thức quà vặt ra đời sớm nhất. Ngay từ thời Tiên Tần, người Trung Quốc đã phát hiện ra trong tự nhiên có một loại dung dịch thơm đặc trưng, nếm vào sẽ có vị ngọt thanh, ấy chính là mật. Vì mật thời ấy có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên rất quý giá, chỉ có hoàng tộc hoặc quan lại cấp cao, nhà quyền quý mới dùng mật làm món ăn cùng với trái cây.

2. Các loại kẹo

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 3.

Người xưa có vẻ rất chuộng đồ ngọt, bằng chứng là các loại kẹo đủ hình đủ dạng được ra đời từ rất lâu, đơn cử như món kẹo hồ lô, kẹo mạch nha hoặc kẹo râu rồng. Có lần Ung Chính đế vi hành thì tình cờ thấy người dân kéo đường thành sợi tơ trắng, sau đó cho thêm vừng, dừa, đậu phộng vào để làm món ăn vặt. Sau này ông mang món ngon ấy về cung và đặt tên là kẹo râu rồng.

3. Mứt trái cây chạm trổ thành hình hoa lá

Mứt trái cây được chạm trổ thành hình hoa lá có nguồn gốc từ thời Đông Chu, sau đó phát triển mạnh mẽ và trở thành thức quà vặt được ưa chuộng từ thời Ngũ Đại. Tương truyền có lần gặp nạn hồng thủy, người dân hết sạch lương thực để ăn, trong một lần nhặt được hoa quả chưa chín bèn nhúng mật ong vào để tăng độ ngon ngọt, kể từ đó mứt trái cây ra đời.

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 5.

Ban đầu mứt trái cây được làm khá đơn giản, sau đó được các nghệ nhân khéo léo cắt thành lát mỏng và điêu khắc hình hoa lá lên trên, từ đó chúng ta có món mứt trái cây được chạm trổ thành hình hoa lá có tính thẩm mỹ cao.

4. Trái cây phơi khô

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 6.

Công đoạn chế biến trái cây phơi khô thời xưa cũng không quá khác biệt với thời hiện đại. Đầu tiên, trái cây sẽ được lựa chọn thật kĩ lưỡng, sau đó đem đi đảo trên bếp cho chín rồi phơi nắng. Trong quá trình này, người cổ đại sẽ thêm các loại hương liệu quý hiếm vào để tăng giá trị cho món trái cây phơi khô.

Ngoài các món ăn trên, thời xưa còn có các loại hạt như hạt dưa, óc chó, đậu phộng,... dùng làm quà vặt. Theo sự phát triển của văn hóa thưởng trà, độ đa dạng và thẩm mỹ của các món ăn vặt này cũng nâng cấp dần, ví như: Bánh táo tàu, bánh hoa quế, bánh phục linh, bánh đậu vàng...

5. Nước giải khát ướp lạnh

Thời Tống có một thức quà vặt rất được ưa chuộng là các món đồ uống lạnh. Dĩ nhiên vào thời điểm ấy, con người không thể tự tạo ra đá lạnh. Đá lạnh được sử dụng đều được tích trữ từ mùa đông.

Người cổ đại có ăn vặt như thời hiện đại không? Có thức uống giải khát y hệt thời nay, danh sách khiến hậu thế không khỏi thèm thuồng - Ảnh 8.

Cứ đến mùa hè, hai bên đường phố lại bày đầy các loại đồ uống ướp lạnh bắt mắt, ngon miệng giúp xua tan cái nóng oi bức.

(Nguồn: Baidu, Sohu)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại